Cách đắp mặt nạ đất sét hiệu quả sẽ mang lại nhiều công dụng đáng chú ý như kiểm soát dầu thừa, loại bỏ bụi bẩn ở lỗ chân lông, tinh chỉnh cấu trúc bề mặt da. Sử dụng mặt nạ đất sét đúng cách, đúng thời điểm, đồng thời kết hợp với các sản phẩm phù hợp với làn da sẽ mang lại kết quả bất ngờ. Hãy cùng Sorella bỏ túi quy trình đơn giản này nhé!
Contents
- 1 1. Mặt nạ đất sét là gì?
- 2 2. Công dụng của mặt nạ đất sét
- 3 3. Cách đắp mặt nạ đất sét đơn giản và hiệu quả
- 4 4. Lưu ý khi sử dụng mặt nạ đất sét
- 4.1 Chọn mặt nạ đất sét phù hợp với tình trạng và loại da
- 4.2 Giữ bàn tay sạch từ bước làm sạch da
- 4.3 Không trộn quá nhiều nước đối với sản phẩm mặt nạ dạng bột
- 4.4 Không đắp mặt nạ đất sét quá dày
- 4.5 Không đắp mặt nạ đất sét mỗi ngày
- 4.6 Hạn chế tối đa cử động mặt trong quá trình đắp mặt nạ đất sét
- 4.7 Không để mặt nạ quá khô trên da
- 4.8 Thao tác trên làn da nhẹ nhàng, không chà xát trên da
1. Mặt nạ đất sét là gì?
Mặt nạ đất sét là sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần đất sét tự nhiên và các khoáng chất có lợi cho da. Sau quá trình sàng lọc, chúng được đưa vào các sản phẩm làm đẹp dành cho da với đa dạng công dụng khác nhau phụ thuộc vào loại đất sét, kết cấu cũng như các khoáng chất khác trong sản phẩm.
Về loại đất sét, 5 loại mặt nạ đất sét phổ biến hiện nay là:
- Đất sét Bentonite: Công dụng chính là hấp thụ dầu và bã nhờn dư thừa trên da, giúp làm sạch lỗ chân lông và giảm mụn, đồng thời có tính kháng khuẩn và giúp làm dịu da.
- Đất sét French Green Clay (clay xanh Pháp): Loại đất sét này chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp làm dịu và cân bằng làn da, có hấp thụ dầu và tạp chất từ da.
- Đất sét Rhassoul: Rhassoul là một loại đất sét đến từ Maroc với khả năng loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và tạp chất từ da một cách nhẹ nhàng mà không làm khô và căng da.
- Đất sét Fuller’s Earth (Multani Mitti): Đất sét này có khả năng hấp thụ dầu, loại bỏ tạp chất và cân bằng dầu tự nhiên trên da, làm da sáng hơn và mềm mại hơn.
- Đất sét đỏ (Red Clay): Đất sét đỏ chứa nhiều oxit sắt và khoáng chất do đó giúp tăng cường tuần hoàn máu, cân bằng và kích thích tái tạo tế bào da.
Về kết cấu, hiện nay, 2 dạng mặt nạ đất sét chính đó là:
- Dạng bùn/kem: Loại mặt nạ đã được trộn sẵn với nước, có thể trực tiếp sử dụng.
- Dạng bột: Loại mặt nạ cần được trộn với nước trước khi sử dụng, trộn theo tỷ lệ để có cấu trúc sánh hơi đặc.
2. Công dụng của mặt nạ đất sét
Mặt nạ đất sét có đa dạng công dụng bất ngờ như sau:
Kiểm soát dầu thừa trên làn da
Làn da của chúng ta mỗi ngày đều sẽ tiết ra một lượng dầu, bên cạnh lợi ích giữ cho da ngậm nước, không bị khô nứt, lượng dầu nếu tiết ra quá nhiều sẽ trực tiếp tiếp xúc với bụi bẩn và vi khuẩn trong môi trường. Hầu hết các loại mặt nạ đất sét đều có công dụng chính và quan trọng nhất đó là kiểm soát dầu thừa trên làn da, loại bỏ sợi bã nhờn cứng đầu, do đó, loại mặt nạ này đặc biệt phù hợp với loại da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu.
Làm sạch làn da, mang lại làn da mịn màng
Làn da chúng ta hàng ngày tiếp xúc với rất nhiều khói bụi và vi khuẩn, đặc biệt là khi vấn đề ô nhiễm không khí trở nên đáng báo động, thì làn da của chúng ta càng cần phải được làm sạch sâu và cẩn thận. Do đó, rửa mặt bằng sữa rửa mặt, kết hợp với việc sử dụng mặt nạ đất sét theo đúng thời gian khuyến nghị là khoảng 2 đến 3 lần/tuần sẽ giúp làm sạch tối đa làn da, loại bỏ các bụi bẩn và tế bào chết giúp da trở nên mịn màng hơn.
Ngăn ngừa và trị mụn
Dầu thừa trên làn da thường khó kiểm soát, và nếu không có phương pháp chăm sóc phù hợp, dầu thừa sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, là tác nhân gây nên các loại mụn trứng cá, mụn ẩn,… Do đó, việc sử dụng mặt nạ đất sét, đúng thời gian khuyến nghị, đúng theo hướng dẫn đến từ chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ da liễu sẽ giúp làn da khô thoáng hơn, ngăn ngừa mụn mới và cải thiện làn da dầu mụn.
Làm sáng và đều màu da
Môi trường càng trở nên đáng báo động, việc chăm sóc làn da cũng càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là trong khâu làm sạch. Các tế bào chết nếu không được làm sạch định kỳ sẽ khiến cho chúng tích tụ lại trên làn da và khiến cho da dần bị xỉn màu, sần sùi, thiếu sức sống. Do đó, các chuyên gia cho rằng, việc chăm sóc da với mặt nạ đất sét có thể khiến cho làn da sáng và đều màu hơn, đặc biệt là các loại mặt nạ có chứa chất tẩy tế bào chết hóa học.
3. Cách đắp mặt nạ đất sét đơn giản và hiệu quả
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách đắp mặt nạ đất sét đơn giản và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo để chăm sóc làn da đẹp và mịn màng hơn:
Bước 1: Làm sạch làn da
Làm sạch làn da với các sản phẩm như nước tẩy trang hoặc dầu tẩy trang hoặc sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn và lớp trang điểm trên bề mặt da.
Bước 2: Thoa mặt nạ đất sét lên da
Nếu sử dụng mặt nạ dạng bột, trước tiên, cần trộn với nước theo tỷ lệ để sản phẩm có độ sánh mịn nhất định, sau đó mới sử dụng lên da.
Nếu sử dụng mặt nạ dạng kem hoặc bùn, có thể trực tiếp thoa lên mặt.
Bước 3: Để yên mặt nạ đất sét trên da trong 7 đến 15 phút tùy theo tình trạng và loại da của bạn
Giữ sản phẩm trên da trong khoảng thời gian nhất định để các hoạt chất trong sản phẩm hoạt động và phát huy công dụng.
Bước 4: Loại bỏ lớp mặt nạ đất sét trên da
Làm ẩm bàn tay, loại bỏ sản phẩm với cách thức dùng tay xoa đều trên bề mặt da theo hình tròn và rửa với nước cho đến khi hết sản phẩm trên da.
Bước 5: Tiếp tục các bước chăm sóc da trong chu trình chăm sóc da của bạn
Tiếp tục các bước tiếp theo trong chu trình skincare. Nên bắt đầu với toner để giúp làn da cân bằng độ ẩm ngay tức thì, và đừng quen kem dưỡng ẩm ở cuối chu trình skincare để làn da luôn ngậm nước và căng mọng.
4. Lưu ý khi sử dụng mặt nạ đất sét
Những lưu ý để mặt nạ đất sét phát huy tốt nhất các công dụng
Chọn mặt nạ đất sét phù hợp với tình trạng và loại da
- Đối với da dầu: Ưu tiên mặt nạ đất sét trắng hoặc xanh để đảm bảo phát huy công dụng kiểm soát dầu thừa, hút sạch bã nhờn, loại bỏ tế bào da chết, bụi bẩn và kháng khuẩn một cách tối ưu nhất. Tần suất sử dụng hợp lý là 1 đến 2 lần/tuần.
- Đối với da khô: Ưu tiên mặt nạ đất sét đỏ để hạn chế kích ứng, khô căng, mẩn đỏ. Tần suất sử dụng hợp lý là 1 lần/tuần, luôn thoa kèm toner trước khi sử dụng mặt nạ, serum hoặc kem dưỡng ẩm sau khi sử dụng mặt nạ để cấp nước cho da.
- Đối với da hỗn hợp: Ưu tiên mặt nạ đất sét bentonite từ tro núi lửa, sử dụng 1 đến 2 lần/tuần để làm sạch da, giúp thông thoáng lỗ chân lông đồng thời hạn chế nguy cơ hình thành mụn.
- Đối với da nhạy cảm: Ưu tiên mặt nạ đất sét trắng nhưng cần thử tại một vùng nhỏ như da cổ hoặc da mặt gần hàm để thử độ kích ứng. Tần suất sử dụng hợp lý là 1 lần/tuần.
- Đối với da mụn: Sử dụng sản phẩm theo chỉ định của chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ da liễu, ưu tiên các loại mặt nạ đất sét nhuyễn, không hạt, không chà xát để tránh tổn thương hàng rào bảo vệ da.
Giữ bàn tay sạch từ bước làm sạch da
Bàn tay tiếp xúc với nhiều đồ vật nên chứa rất nhiều vi khuẩn, do đó, trước khi làm sạch làn da, bạn nên làm sạch đôi bàn tay trước để hạn chế tối đa vi khuẩn từ tay truyền lên da mặt.
Không trộn quá nhiều nước đối với sản phẩm mặt nạ dạng bột
Các sản phẩm mặt nạ dạng bột thường có hướng dẫn trộn mặt nạ theo tỷ lệ nhất định, nên đọc kỹ và trộn theo tỷ lệ đó để có được thành phẩm có độ sánh mịn, mặt nạ sau khi trộn bị lợn cợn bột hoặc quá lỏng sẽ khiến khó sử dụng và giảm đi hiệu quả sản phẩm trên làn da, hoặc có thể gây kích ứng đối với da.
Không đắp mặt nạ đất sét quá dày
Đắp mặt nạ đất sét một lượng vừa đủ sẽ phát huy công dụng tối đa của sản phẩm, sử dụng lượng sản phẩm lớn trên da mặt có thể gây ảnh hưởng xấu để hàng rào bảo vệ da, khiến cho da bị khô căng và dễ nứt nẻ sau khi sử dụng. Khi da quá khô, nó sẽ tự tiết ra chất dầu để cân bằng độ ẩm, lượng dầu thừa quá nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và lên mụn, do đó, sản phẩm sẽ bị “phản tác dụng”.
Không đắp mặt nạ đất sét mỗi ngày
Nên đắp mặt nạ đất sét cách ngày và đắp khoảng 2-3 lần/tuần tùy theo tình trạng và loại da, vì làn da cũng cần có lớp dầu để bảo vệ bề mặt làn da và cân bằng độ ẩm trên làn da. Do đó, nên kiểm soát dầu thừa đúng cách để tránh các tác hại không đáng có.
Hạn chế tối đa cử động mặt trong quá trình đắp mặt nạ đất sét
Mặt nạ đất sét cần được cố định và hơi khô trên làn da do đó việc cử động da mặt khiến cho cấu trúc của lớp mặt nạ bị dịch chuyển, giảm hiệu quả mặt nạ. Không chỉ vậy, việc cử động trước khi mặt nạ khô lại sẽ tạo nên các rãnh nứt trên lớp mặt nạ, tạo nên các vết nhăn trên da.
Không để mặt nạ quá khô trên da
Mặt nạ đất sét quá khô trên da sẽ phải dùng nhiều lực để loại bỏ, đồng thời, sau khi rửa đi sẽ khiến da bị khô căng quá mức, mất đi độ ẩm, dễ bị đỏ và rát da.
Thao tác trên làn da nhẹ nhàng, không chà xát trên da
Thao tác chà xát mạnh lên làn da sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ làn da bị ảnh hưởng xấu, vết xước do chà xát có thể bị xâm nhập bởi vi khuẩn, dễ tạo ổ mụn mới.
Cách đắp mặt nạ đất sét hiệu quả sẽ giúp cho công dụng của sản phẩm được phát huy tối đa tác dụng, mang lại làn da khô thoáng và mịn màng. Đặc biệt, trong thời điểm vấn đề khí hậu và ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, việc sử dụng mặt nạ đất sét trong chu trình chăm sóc da sẽ giúp cho làn da luôn trong trạng thái khỏe mạnh và đầy sức sống. Trên đây là hướng dẫn chi tiết để việc đắp mặt nạ đất sét trở nên dễ dàng, đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết, bạn hãy tham khảo để có một phương pháp chăm sóc da khoa học hơn nhé!
Tham khảo thêm những bài viết dưới đây của Sorella Beauty:
11 loại mặt nạ từ thiên nhiên dễ làm tại nhà
Mặt nạ bùn khoáng có những tác dụng gì cho làn da của bạn?
Top 7 loại mặt nạ giấy dành cho da dầu mụn bạn nên dùng
No block ID is set