8 nguyên nhân gây mụn và cách điều trị. Mụn là một vấn đề phổ biến trên da, tình trạng mụn có thể làm mất tự tin về thẩm mỹ và gây khó chịu cho những người có tình trạng mụn nặng.
Contents
- 1 8 Nguyên nhân gây mụn và cách điều trị
- 2 Mụn là gì?
- 3 8 Nguyên nhân gây mụn
- 4 Phân loại mụn
- 5 Nguy cơ gây mụn
- 6 Những ai có nguy cơ gặp tình trạng mụn
- 7 Các biến chứng của mụn.
- 8 Khi nào cần gặp bác sĩ
- 9 Phương pháp chẩn đoán
- 10 Một số cách giúp giảm khả năng bị nổi mụn các bạn cũng nên tham khảo:
- 10.1 Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâuHotline: 0902752725
- 10.2 » CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 10.3 » CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 10.4 » CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
- 10.5 » CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- 10.6 » CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 10.7 » CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
8 Nguyên nhân gây mụn và cách điều trị
Mụn luôn là vấn đề về da thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi và tất cả các giới tính. Hiều nguyên nhân gây mụn và có phương pháp chăm sóc, điều trị tôt nhất.
Hãy cùng Sorella tìm hiểu 8 nguyên nhân chính gây ra mụn và cách điều trị mụn hiệu quả nhé.
Mụn là gì?
Mụn là bệnh lý ngoài da hay còn gọi là bệnh tự miễn, xuất hiện trên khuôn mặt, lưng, cổ, bụng, lưng, mông, ngực. .. với nhiều vị trí khác nhau gây sưng mẩn đỏ, bọc mủ, ngứa ngáy và đau.
8 Nguyên nhân gây mụn
Nguyên nhân gây ra mụn do nhiều yếu tố tác động.
Dưới đây là các nguyên nhân chính, hãy tìm hiều nhé.
Sự tăng sinh dầu: Sự tăng sản xuất dầu trên da có thể dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, dẫn đến mụn trứng cá và mụn đỏ.
Vi khuẩn: Các vi khuẩn, đặc biệt là Propionibacterium acnes, thường gây ra viêm nhiễm khi nằm trong lỗ chân lông, tạo nên mụn.
Tắc nghẽn lỗ chân lông: Sự tắc nghẽn lỗ chân lông do tế bào da chết, bã nhờn hoặc bụi bẩn có thể dẫn đến vi khuẩn phát triển và gây mụn.
Thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone trong cơ thể, như trong tuổi dậy thì, thai kỳ, hoặc do cảm nhận bất ổn về hormone, có thể gây ra việc tăng sản xuất dầu và làm tăng nguy cơ mụn.
Stress: Căng thẳng và stress có thể kích thích tăng sản xuất hormone cortisol, làm tăng dầu trên da và gây ra mụn.
Dinh dưỡng không cân đối: Ăn uống không cân đối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da và tăng cơ hội xuất hiện mụn.
Tiếp xúc với các chất kích ứng: Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc chứa các chất kích ứng có thể gây kích ứng cho da và gây ra mụn.
Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể gây ra mụn, nếu một trong các bậc cha mẹ có vấn đề về da, có thể truyền cho con cái
<<Tham khảo thêm:7 Bước skincare cho da mụn tuổi dậy thì
Phân loại mụn
Mụn được chia ra nhiều loại, tuỳ theo nguyên nhân gây mụn được chia làm các loại như:
Mụn trứng cá bình thường (mụn đầu trắng)
Mụn trứng cá là một tình trạng viêm da xuất hiện đa dạng trên nhiều cơ địa với mọi độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá là lượng bã nhờn tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng tích tụ vi khuẩn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, lâu ngày gây viêm, nhiễm khuẩn dẫn đến nổi mụn.
Mụn trứng cá gây khó chịu trên da làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lí người bệnh.
Mụn ẩn
Mụn ẩn là mụn mọc nằm bên dưới nang lông, không gây viêm sưng, không đau nhức.
Nhận biết mụn ẩn là các đốm mụn nhỏ li ti, mọc theo từng chùm và lan toả ra theo từng vùng lân cận khiến làn da sần sùi.
Mụn ẩn không khó để nhận biết, cách dễ dàng nhất là sờ trên da, nếu cảm thấy có sự sần sùi và lồi lõm, nguy cơ cao đó là mụn ẩn.
Ngoài ra mụn ẩn có thể nhận biết thông qua soi da.
Mụn ẩn chủ yếu mọc tại khu vực mũi, hai bên gò má và dưới cằm, vì chúng là phần da dễ chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
Mụn ẩn mặc dù không gây sưng viêm bằng những loại mụn khác tuy nhiên nếu không chú ý chăm sóc và điều trị đúng cách, mụn có thể gây viêm, sưng và lưu lại sẹo thâm lâu dài, khó chữa trị. Nếu bạn chăm sóc da đúng cách chắc chắn mụn ẩn sẽ xẹp và biến mất.
Mụn bọc
Mụn bọc hình thành dưới da và không tương tự với các dạng mụn đầu trắng, đầu đen, mụn bọc phát triển dưới làn da.
Một số mụn bọc mọc hình thành bởi những ổ áp xe li ti của vùng nang lông tiết bã nhờn và phát triển hình thành nên các mụn bọc viêm đỏ sưng phù rất khó chịu, có thể gây biến dạng gương mặt.
Mụn bọc hay xuất hiện nhiều trên mặt, lưng hoặc ngực.
Mụn cám
Mụn cám là mụn được hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn cùng với bã nhờn và bụi bẩn.
Mụn cám là dạng phổ biến của mụn trứng cá, chúng mọc theo vùng và khiến da mặt thô ráp, sần sùi.
Nếu chăm sóc da không đúng cách, tuỳ tiện nặn mụn có thể khiến sưng đỏ, viêm, đau nhức. ..
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là những đốm mụn li ti xuất hiện trên bề mặt mụn trứng cá, khi lỗ chân lông bị bít (được gọi là mụn trứng cá viêm) nhân mụn bị oxy hoá khiến đầu mụn bị đen (còn được gọi là mụn đầu đen).
Mụn đầu đen là tình trạng mụn nhỏ, hình thành trên mặt, lưng, bụng, ngực, cánh tay, vai. ..
Mụn mủ
Mụn mủ là tình trạng viêm da gây nổi mụn sưng đỏ trên da, có đầu màu vàng hoặc trắng, bên trong đựng nhiều dịch mủ (nhờn, da chết, vi khuẩn. ..).
Mụn mủ gần như mụn nhọt tuy nhiên chúng có kích cỡ to hơn và viêm sưng có nhiều mủ hơn.
Chúng sẽ xuất hiện tại các vùng khác nhau trên cơ thể bao gồm: cằm, mũi, gò má, thái dương, quai hàm, bẹn, nách, hậu môn. ..
Mỗi vị trí mọc của mụn mủ báo hiệu một vấn đề về cơ thể nhất định.
Mụn mủ nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể.
Trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ hay xuất hiện nhiều ở mũi và miệng, gây sưng tấy và ngứa ngáy. Mụn xuất hiện chủ yếu bởi rối loạn chức năng kiểm soát vận mạch, suy giảm hệ thống tĩnh mạch vùng mặt, tăng ký sinh tại nang lông, rối loạn chức năng kháng khuẩn, thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt cay nóng, dùng các thuốc amiodarone, corticosteroid. ..
Mụn trứng cá đỏ nếu không được chữa trị sớm có thể gây ra các biến chứng như mũi dị ứng (sưng đỏ vùng mũi), đỏ da, sưng má. ..
<<Tham khảo thêm:9 thành phần điều trị mụn trứng cá hữu hiệu mà bạn cũng nên quan tâm
Nguy cơ gây mụn
Những ai có nguy cơ gặp tình trạng mụn
Người có nguy cơ bị nổi mụn như: nữ giới đang thời kì kinh nguyệt, trẻ em đang trong lứa tuổi dậy thì, người bị rối loạn nội tiết tố, người bị stress kéo dài, người làm việc trong môi trường ô nhiễm, người có làn da dầu và lười chăm sóc da, dùng mỹ phẩm kém chất lượng, chăm sóc da sai cách. ..
Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây mụn
Một số nhân tố ảnh hưởng tăng nguy cơ gây mụn như:
Rối loạn nội tiết: khiến bã nhờn phát triển nhiều, tăng sinh nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông, tăng sinh vi khuẩn gây mụn.
Nếu da không được chăm sóc đúng cách thì lỗ chân lông sẽ bị bít tắc hoặc nhiễm khuẩn gây ra mụn.
Chăm sóc da sai cách: Da mặt là vùng nhạy cảm và tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, vì thế da mặt phải được chăm sóc kỹ lưỡng mỗi ngày.
Nếu chăm sóc sai cách khiến da mỏng hơn, tạo môi trường giúp vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh.
Dùng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp: mỗi một làn da sẽ có mỹ phẩm phù hợp để chăm sóc da.
Việc chọn lựa và sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, kém chất lượng, trong thời gian dài có khả năng khiến da bị nhiễm khuẩn, gây bít tắc lỗ chân lông bị là nguyên nhân hình thành mụn.
Tác dụng phụ của thuốc: nổi mụn cũng có thể do các tác dụng khác của thuốc, nhất là khi sử dụng thuốc có các hoạt chất như testosterone, lithium, corticosteroid, thuốc chống viêm, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm. .. trong thời gian dài khiến rối loạn nội tiết, tăng sinh lỗ chân lông, gây mụn. Chế độ ăn không lành mạnh: ăn đồ nhiều chất béo, cay nóng, nhiều muối khiến nổi mụn nhiều hơn.
Căng thẳng: stress có thể gây rối loạn nội tiết và tăng sinh bã nhờn, da bị tổn thương, bít tắc lỗ chân lông gây nổi mụn.
Ô nhiễm môi trường: làm việc trong môi trường có nguồn nước sạch hoặc không khí ô nhiễm, bụi thô, bụi mịn. .. sẽ khiến da bị nhiễm khuẩn, bít tắc lổ chân lông, ứ đọng chất bã. .. sẽ gây ra mụn.
<<Tham khảo thêm:9 điều cần biết khi trang điểm cho da mụn
Các biến chứng của mụn.
Các biến chứng mà mụn gây ra chủ yếu ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mĩ và lưu lại các dấu sẹo thâm hoặc lõm, về lâu dài, mụn sau khi khỏi có thể lưu lại sẹo thâm gây mất thẩm mĩ trên da.
Mụn nếu không được chữa trị sớm có thể phát triển ra các vùng da xung quanh, phát triển rộng gây đau đớn cho người bệnh. Nếu lạm dụng nặn mụn và vệ sinh kém có thể gây hoại tử da.
Đặc biệt vùng da quanh má, mũi, mắt, miệng, có thể gây sưng nề, hôi miệng, nếu nghiêm trọng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hàm trong não đưa đến hôn mê, đột tử. Trứng cá đỏ có biến chứng là mũi lồi, hoặc trĩ mũi
Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi cảm thấy da nổi mụn, các phương pháp chăm sóc da không hiệu quả, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Với hầu hết nữ giới, mụn trứng cá có thể xuất hiện lâu dài và khởi phát một thời gian trước ngày đèn đỏ.
Ở người trẻ, nếu bị mụn trứng cá nghiêm trọng có thể cảnh báo một số căn bệnh, cần được thăm khám để điều trị.
Một số kem trị mụn, sữa rửa mặt, và các loại mỹ phẩm kém chất lượng có thể gây những tác hại nghiêm trong đối với da.
Khi sử dụng mỹ phẩm có các biểu hiện sau: nổi mẩn đỏ, kích ứng, buồn nôn, ngất xỉu, khó thở, sưng tấy, mặt, miệng hoặc môi, cổ họng sưng cứng. .. cần đến ngay bác sĩ để điều trị dứt điểm.
Phương pháp chẩn đoán
Nếu nghi ngờ bị nổi mụn, cần đến ngay bác sĩ da liễu để khám lâm sàng, chẩn đoán loại thương tổn và mức độ nguy hiểm.
Có thể cần làm thêm một vài xét nghiệm nhằm phát hiện ra tác nhân cụ thể gây nổi mụn.
Phương pháp điều trị Mụn có nhiều loại,
các phương pháp trị mụn tuỳ thuộc theo mỗi loại sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau.
Dưới đây là một vài liệu pháp được sử dụng rộng rãi và hiệu quả
Mức độ trung bình
Có thể sử dụng các loại kem, sữa rửa mặt và thuốc điều trị mụn không cần toa giúp điều trị mụn mới nổi lên.
Các hoạt chất trong gel trị mụn như: benzoyl peroxide giúp làm sạch mụn và loại bỏ vi khuẩn, axit salicylic giúp loại bỏ tế bào chết trên da ngăn chặn lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Tình trạng mụn nếu không cải thiện cần đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu bị mụn ở mức độ nhẹ có thể sử dụng kem thoa theo đơn, thuốc uống, bác sĩ cũng chỉ dẫn cách chăm sóc da và sử dụng các sản phẩm thích hợp. ..
Nếu trường hợp tình trạng mụn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu làm các biện pháp như:
Liệu pháp nhiệt lạnh (PDT): sử dụng thuốc và ánh sáng lạnh kết hợp liệu pháp laser nhằm giảm tiết dầu và vi khuẩn.
Trị liệu IPL: sử dụng chùm tia có bước sóng ngắn nhằm loại bỏ vi khuẩn P.acne, demodex.
Liệu pháp laser: có thể giúp giảm mức độ đỏ da do trứng cá đỏ, sẹo mụn (phụ thuộc vào từng loại laser khác nhau sẽ có các tác dụng khác nhau đối với mỗi bệnh nhân).
Mài da: giúp loại bỏ da mụn và các lớp trên bề mặt của da mụn với bàn chải quay, giúp trị sẹo mụn. Hiện nay phương pháp mài da thường được sử dụng hơn.
Thay da hoá học: phương pháp loại bỏ các lớp trên cùng của da làm cho lớp da ở dưới ít thương tổn hơn, giúp giảm tình trạng sẹo và mụn.
Peel da và phi kim với tế bào gốc hoặc PRP (huyết tương giàu tiểu cầu)
Tiêm thuốc cortisone: giúp giảm viêm và cải thiện hiệu quả điều trị mụn. Cortisone cũng được sử dụng để điều trị với mụn mủ hoặc mụn trứng cá bọc. Chế độ sinh hoạt và ăn uống
Một số cách giúp giảm khả năng bị nổi mụn các bạn cũng nên tham khảo:
Rửa mặt hàng ngày với sữa rửa mặt không có dầu
Sử dụng sữa rửa mặt trị mụn không kê toa để giúp loại bỏ dầu dư thừa trên da.
Sử dụng các sản phẩm tẩy trang gốc dầu, không gây dị ứng da, làm giảm nguy cơ bít lỗ chân lông.
Tránh các mỹ phẩm chăm sóc da và đồ makeup có thành phần dầu. Luôn tắm và làm khô da trước khi ngủ.
Tắm hoặc rửa mặt sau khi ra nhiều mồ hôi, tập thể dục. Buộc mái tóc gọn gàng, tránh để mái tóc cọ xát với da mặt.
Tránh đội mũ bảo hiểm, hay đeo băng đô xung quanh đầu. ..
Ăn uống điều độ, uống nhiều nước lọc, giảm ăn thực phẩm nhiều năng lượng. Giảm stress, mệt mỏi.