Nấm móng là gì? Nấm móng là bệnh nhiễm trùng trên móng (tay, chân) bởi nấm, bệnh hay gặp ở những người có bàn tay, bàn chân hay ẩm ướt: Người làm công việc bán hoa quả, bán nước giải khát, nấu ăn, làm vườn, giặt giũ áo quần, sửa xe máy, gia súc, thợ hớt tóc gội đầu, . ..
Nấm móng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Để chủ động phòng ngừa bệnh, hãy cùng Sorella Beauty tham khảo bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ và nắm vững thông tin cần thiết về Nấm móng nhằm đảm bảo sức khỏe cho bạn cùng người thân.
Contents
- 1 Nấm móng là gì?
- 2 Tác động của nấm móng tới sức khoẻ
- 3 Biến chứng có thể gặp khi bị nấm móng
- 4 Khi nào cần gặp bác sĩ?
- 5 Nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm móng
- 6 Những ai có nguy cơ nhiễm nấm móng?
- 7 Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị
- 8 Chế Độ Sinh Hoạt & Sức Khỏe
- 9 Phương pháp ngăn ngừa nấm móng
- 9.1 Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâuHotline: 0902752725
- 9.2 » CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 9.3 » CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 9.4 » CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
- 9.5 » CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- 9.6 » CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 9.7 » CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
Nấm móng là gì?
Nấm móng là bệnh gì?
Nấm móng là tình trạng nhiễm trùng móng tay và móng chân khi bị vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến việc móng sẽ có sự biến đổi về độ dày, kích thước và màu sắc. Nấm móng có thể lây nhiễm từ móng bệnh qua móng khỏe mạnh và tỷ lệ chữa lành là cực kỳ thấp.
Các chủng nấm gây bệnh xâm nhập thông qua vết trầy xước nhẹ, móng không được che chắn, vệ sinh xâm nhập vào cơ thể.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị nấm móng
Để chẩn đoán và điều trị nấm móng hiệu quả, phải nắm bắt được một số dấu hiệu hay gặp của bệnh. Bệnh nấm móng chủ yếu xuất hiện ở khu vực xung quanh móng chân hoặc móng tay với các triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy thuộc bệnh nhân:
Móng dày sừng;
Móng mềm bị mòn từ từ;
Bề mặt của móng trở nên xù xì, nhám hơn so với ban đầu, xuất hiện lớp vảy trên móng;
Móng chân, móng tay dần dần trở nên thô ráp và nhạy cảm hơn, có thể ngả sang màu vàng hoặc đen;
Ngoài ra, vùng mặt dưới của móng có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng: Xuất hiện mủ, sưng đỏ, . .. dẫn đến thối móng, có mùi hôi thối.
Tác động của nấm móng tới sức khoẻ
Đa số bệnh nhân bị nấm xuất hiện ở móng tay và móng chân gây ngứa ngáy, tác động tới đời sống sinh hoạt mỗi ngày, hiệu suất làm việc giảm sút bởi triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu thường xuyên xuất hiện.
Tuy nhiên, nhiễm trùng ở cấp độ nhẹ và trung bình không đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Một số bệnh nhân đối diện với tình trạng thối móng, có mùi khó chịu gây mất vệ sinh ở bàn tay, bàn chân. Chúng cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu giao tiếp với mọi người chung quanh.
Có thể bạn muốn đọc thêm: 100+ MẪU MÓNG TAY ĐẸP, MÀU NAIL THUỘC TOP TRENDING CHO NÀNG
Biến chứng có thể gặp khi bị nấm móng
Nếu không được điều trị đúng bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, mức độ nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng. Một số biến chứng có thể gây nguy hiểm khi bị nấm móng:
Gây nhiễm trùng và tổn hại lâu dài đối với móng của người bệnh;
Khi hệ thống miễn dịch người bệnh bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, nấm móng có thể dẫn đến các tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn lây lan ra khắp bàn tay, bàn chân;
Nếu bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, người bệnh có thể bị suy giảm lưu lượng máu và oxy tới thần kinh trên bàn chân. Người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng nặng bởi nấm (viêm mô tế bào). Do đó, bất cứ nhiễm trùng nào ở bàn chân hoặc nhiễm nấm móng, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nhận ra sự xuất hiện của bất cứ dấu hiệu, triệu chứng nào bất thường tốt nhất hãy đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.
Tuyệt đối không được chủ quan trước sự thay đổi của cơ thể, bởi có thể khiến bệnh chuyển biến lên mức độ nghiêm trọng, quá trình điều trị trở nên phức tạp và gặp không ít khó khăn, biến chứng.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm móng
Nguyên nhân gây bệnh nấm móng là khi nấm xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây bệnh. Bệnh do nhiều loại nấm gây bệnh, có thể kể ra 3 loại sau:
Nấm sợi Dermatophytes: Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton (3 nhánh của nấm Dermatophytes);
Nấm men Candida;
Nấm mốc: Seopulariopsis, Hendersonula, . ..
Người bị bệnh nấm móng da tay, chân hay bị ẩm ướt, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, gây bệnh và lây lan nhanh khi gặp môi trường ẩm ướt.
Những ai có nguy cơ nhiễm nấm móng?
Nấm móng có thể xảy đến với bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên ít gặp hơn với người già, trẻ con vì họ hay phơi chân và tay trong điều kiện nhiều nấm mốc;
Ở người cao tuổi, móng tay, móng chân có thể dày thêm và phát triển chậm hơn theo sự gia tăng tuổi thọ do đó cũng có thể bị nhiễm nấm;
Nấm móng cũng có thể là bệnh bẩm sinh. Nếu trong gia đình đã có người nhiễm nấm móng thì nguy cơ các thành viên tiếp theo bị bệnh là vô cùng cao;
Ngoài ra, nấm móng cũng xuất hiện trên cơ thể người có hệ thống miễn nhiễm bị suy yếu, . ..
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm móng
Có quá nhiều yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc nấm móng, bao gồm:
Người ra mồ hôi tay, mồ hôi chân nhiều;
Trẻ em, người già;
Nếu nhà bạn có người bị nấm móng thì nguy cơ các người thân khác mắc bệnh là cực kỳ cao;
Người phải làm việc trong môi trường ẩm thấp, khiến tay, chân thường xuyên tiếp xúc với nước: Dọn dẹp văn phòng, công nhân xây dựng, . ..
Da chung quanh hoặc móng tay, móng chân có dấu vết tổn thương nhẹ hoặc đang mắc bệnh ngoài da: Chàm, . ..
Bị nấm tay, chân;
Có thể bạn muốn đọc thêm: Những loại bệnh nấm da thường gặp và 1 số cách điều trị
Người suy yếu miễn dịch, người bệnh tiểu đường, mắc vấn đề rối loạn tuần hoàn, . ..
Sống cùng với người đang bị nấm móng;
Mang tất, giày dép quá dày trong thời gian dài hoặc ẩm ướt.
Mỗi người đều có nguy cơ bị nấm móng, tuy nhiên có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh nhờ hạn chế yếu tố nguy cơ, đặc biệt giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm nấm từ người khác nhờ hạn chế dùng chung vật dụng như: Tất, dép, khăn tay, khăn mặt, khăn giấy, . ..
Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nấm móng
Chẩn đoán nấm móng phối hợp bằng cách thăm khám lâm sàng kết hợp với làm các xét nghiệm chẩn đoán:
Lâm sàng: Chẩn đoán các triệu chứng nấm móng trên móng tay, chân.
Cận lâm sàng: Xét nghiệm xác định nấm men tại chỗ bằng phương pháp nhìn thẳng và quan sát dưới kính hiển vi hoặc lấy bệnh phẩm qua môi trường nuôi cấy phân lập nấm men.
Phương pháp điều trị nấm móng
Thuốc bôi trị nấm toàn thân:
Dung dịch thuốc sát khuẩn: Castellani;
Thuốc làm đặc tổn thương để làm tăng độ thẩm thấu của thuốc: Salicylic acid 5%;
Thuốc kháng nấm:
Nhóm azole (ketoconazole, clotrimazole, miconazole, sulconazole, oxiconazole, econazole);
Ciclopirox Olamine;
Amorolfine (loceryl);
Nhóm allylamine (naftifine, terbinafine);
Nhóm amino acid (salicylic, undecylenic);
Nhóm polyenes (nystatin).
Cách bôi: Rửa sạch sẽ nơi tổn thương móng, làm khô móng, sau đó bôi thuốc trên toàn bộ móng và xung quanh móng.
Tuy nhiên, phần lớn những thuốc trên kém tác dụng với nấm móng vì hạn chế sự thẩm thấu của thuốc vào móng. Do đó, điều trị nấm móng theo đường uống đang được sử dụng nhiều hơn.
Thuốc uống: Sử dụng thuốc kháng nấm móng căn cứ trên: Cơ chế tác dụng, dược động học của thuốc, tác dụng lâm sàng.
Có thể dùng: Griseofulvin (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Ketoconazole, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine, . .. Có thể dùng kèm các thuốc kháng viêm, kháng histamin hay kháng sinh nếu có thêm các dấu hiệu khác.
Trong thời gian dùng thuốc kháng nấm, hãy hạn chế hay tốt nhất là tránh uống rượu, bia và những đồ uống có chứa cồn khác bởi sẽ xảy ra những tác dụng không mong muốn trên gan.
Chú ý: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chế Độ Sinh Hoạt & Sức Khỏe
Những chế độ ăn uống có thể giúp bạn hạn chế tiến triển của bệnh nấm móng
Chế độ sinh hoạt:
Tuyệt đối không tự ý uống thuốc hoặc mua thuốc không có trong toa thuốc của bác sĩ để
Lắng nghe và làm theo đúng y lệnh, chỉ dẫn của bác sĩ. Nấm móng có thể tái phát nếu điều trị không đúng thời gian;
Liên hệ ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu lạ phát sinh trong thời gian điều trị;
Thăm khám định kỳ để bác sĩ đánh giá tiến triển của bệnh và tình hình sức khoẻ;
Vệ sinh nhà cửa thông thoáng và sạch sẽ;
Thể dục dưỡng sinh nâng cao sức khoẻ.
Có thể bạn muốn đọc thêm: 7 Tips dưỡng da tay giúp bàn tay luôn mền mịn và căng mọng
Phương pháp ngăn ngừa nấm móng
Thường xuyên rửa bàn tay, bàn chân sạch sẽ và phơi khô ráo ngay sau khi rửa. Tránh tiếp xúc nhiều với các dung dịch tẩy rửa, xà bông;
Giữ bàn tay, bàn chân phải khô ráo, thông thoáng, khi tiếp xúc với nước phải sử dụng bao tay cao su. Tránh để tay, chân trong thời gian lâu dưới nước, Rửa sạch sẽ, làm khô ráo bàn tay, bàn chân sau khi làm việc trong môi trường nước;
Không dùng chung khăn với người khác;
Thay tất mỗi ngày, hoặc sử dụng tất có thiết kế thoáng khí và thấm hút ẩm. Mồ hôi bàn chân là môi trường lý tưởng để nuôi dưỡng các chủng vi trùng và nấm dễ sinh sản và tăng trưởng;
Cắt tỉa móng tay, móng chân gọn gàng, sạch sẽ, không nên giữ quá lâu;
Điều trị càng nhanh càng tốt;
Chế độ sinh hoạt hợp lý, bổ sung dưỡng chất;
Thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ;
Khám sức khỏe định kỳ.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâu
Hotline: 0902752725» CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
» CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
» CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
» CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh