Tác động của phơi nắng đến da là gì? Khi làn da của bạn phơi nắng hoặc tiếp xúc với tia cực tím trong một thời gian dài có thể gây ra những tình trạng lão hoá da đáng báo động, ví dụ như cháy nắng, nám, tàn nhang và cuối cùng là ung thư da. Việc bảo vệ và chăm sóc làn da đúng cách ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn hạn chế được những tình trạng trên và ngăn chặn lão hoá da sớm.
Contents
- 1 Tác động của phơi nắng đến da là gì?
- 2 Mối liên quan giữa ung thư da và tia cực tím
- 3 Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị ung thư da?
- 4 Ung thư da sẽ có các dấu hiệu như thế nào?
- 5 Chẩn đoán và điều trị ung thư da
- 6 Làm sao để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím?
- 6.1 Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâuHotline: 0902752725
- 6.2 » CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 6.3 » CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 6.4 » CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
- 6.5 » CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- 6.6 » CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 6.7 » CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
Tác động của phơi nắng đến da là gì?
Những tia nắng mặt trời ấm áp có thể mang tới cho bạn sự dễ chịu, mát mẻ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều mà không được bảo vệ có thể gây tổn hại tới làn da bạn, dẫn đến tình trạng lão hoá sớm.
Bức xạ UV là một thành phần của bước sóng ánh sáng từ mặt trời đến trái đất. Nó có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng nhìn thấy, được chia làm hai loại chủ yếu, bao gồm tia UVA và tia UVB.
Cả hai loại bức xạ tia cực tím có thể gây tổn hại đối với làn da của bạn theo những cách khác nhau. Tia UVB (bước sóng thấp) là nguyên nhân khiến da bị cháy nắng và đỏ da, trong lúc tia UVA (bước sóng dài) có thể thâm nhập sâu hơn vào da và gây tổn hại DNA.
Khi da phơi nắng trong một thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả đầu tiên là cháy nắng. Ở dạng trung bình, da sẽ có các biểu hiện như nám và mẩn đỏ. Trong tình trạng nghiêm trọng hơn, da bạn có thể xuất hiện kèm theo một vài đốm mụn nhỏ, kèm với các dấu hiệu bao gồm đau đầu hoặc buồn nôn.
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với làn da của bạn, phổ biến nhất là tình trạng nám da, rạn da và da không đồng đều màu.
Theo thời gian, ánh nắng mặt trời có thể làm da trở nên khô ráp và thiếu hụt các axit béo cần thiết, khiến da bạn bị bong tróc và mỏng hơn trông thấy.
Ngoài ra, tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng làm giảm tốc độ thay mới tế bào da, gây tích luỹ các tế bào da mới có thể khiến da bị sạm màu. Chưa kể, da phơi nắng nhiều có thể gây ra các đốm nám hoặc tàn nhang xấu xí, cực kỳ khó loại bỏ.
Vậy phơi nắng có hại da không? Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể làm suy giảm collagen và elastin trong da. Collagen vốn dĩ là một loại protein có khả năng tạo sự săn chắc cho tế bào da, trong đó elastin là một chất xơ, có thể giúp tế bào da hồi phục trở lại.
Tình trạng suy giảm collagen và elastin tại các tầng da sâu hơn có thể dẫn đến những biểu hiện của lão hoá sớm, ví dụ như hình thành vết chân chim trên da.
Mặc dù tác động của ánh nắng mặt trời đối với làn da phần lớn là về phương diện thẩm mỹ, nhưng nó có thể trở thành mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe khi gây căn bệnh ung thư da.
Cháy nắng nhiều lần và việc da không được bảo vệ kỹ lưỡng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư da khác nhau. Đây cũng là lí do vì sao việc che nắng bảo vệ làn da lại cần thiết đến thế.
Mối liên quan giữa ung thư da và tia cực tím
Ung thư da là một trong những dạng ung thư phổ biến nhất, nó xảy ra khi các tế bào da khác thường phát triển không kiểm soát được. Sự phát triển bất thường có thể dẫn đến các khối u lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư).
Ung thư da có 3 loại chủ yếu, bao gồm: Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư hắc tố. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào vảy và tế bào đáy là những loại ít nghiêm trọng hơn, chiếm khoảng 95% số trường hợp ung thư da.
Chúng thường được coi là ung thư da không phải khối u ác tính, có tỷ lệ được điều trị thành công cao khi được phát hiện sớm.
Đối với ung thư da loại u hắc tố ác tính được cấu thành bởi các tế bào sắc tố da đột biến, nó là dạng ung thư da nghiêm trọng nhất có thể gây ra 75% các trường hợp chết. Nếu không được chữa trị sớm, ung thư hắc tố có thể di căn tới các bộ phận bên trong cơ thể một cách cực kỳ khó kiểm soát.
Nhìn chung, bức xạ tia cực tím (UV) từ mặt trời được coi là nguyên nhân gây ung thư da, ngay cả bức xạ UV trên giường phơi nắng cũng gây nguy hiểm không kém. Khi da phơi nắng trong vài tháng mùa đông cũng có nguy cơ gây ung thư da giống với khi bạn phơi nắng suốt mùa hè, do tia UVA cũng có trong ánh sáng mặt trời ban ngày.
Cháy nắng tích tụ có thể gây ra dạng ung thư da tế bào đáy và tế bào vảy, trong khi các đợt cháy nắng nghiêm trọng hơn (như trước 18 tuổi) có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển các khối u ác tính. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn, bao gồm da tiếp xúc thường xuyên hơn với tia X, hoặc các loại hoá chất khác.
Có thể bạn muốn đọc thêm: Triệu chứng da mất nước là gì? Top 10 cách khắc phục tình trạng da mất nước
Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị ung thư da?
Thực tế, ung thư da có thể xảy ra với bất cứ giới tính nào, tuy nhiên nguy cơ cao nhất sẽ bao gồm những người có làn da trắng, có tàn nhang, da bị nám, mắt nâu hoặc mái tóc vàng/đỏ.
Những người có làn da tối màu hơn cũng có khả năng mắc các bệnh ung thư da, nhưng nguy cơ tử vong của họ thấp hơn nhiều so với những người bình thường.
Ngoài màu da, các yếu tố nguy cơ sau cũng có thể làm gia tăng khả năng mắc ung thư ác tính, bao gồm tiền sử gia đình hay bản thân mắc ung thư da, môi trường làm việc khắc nghiệt và sinh sống tại vùng có ánh nắng.
Ngoài ra, da bị rám nắng nặng và có số lượng nốt ruồi nhiều (hơn 30 nốt ruồi) với hình dạng khác thường là những yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các khối u ác tính.
Ung thư da sẽ có các dấu hiệu như thế nào?
Dấu hiệu của ung thư da thông thường nhất là sự thay đổi khác thường trên da, có thể là sự xuất hiện của các nốt ruồi mới, ung thư da hoặc sự thay đổi của các nốt ruồi hiện có.
Ung thư biểu mô tế bào đáy thường xuất hiện dưới dạng một vết sưng nhỏ, phẳng, màu trắng như sáp trên đầu, mặt và cổ. Đôi khi nó tương tự với một vết thương nhỏ màu hồng, đỏ hoặc nâu trên cánh tay và bàn chân.
Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện dưới dạng vết sưng màu đỏ, đôi khi là một vết sưng bằng phẳng trên da có vảy, thỉnh thoảng bị xuất huyết và đóng váy. Cả hai dạng ung thư biểu mô tế bào vảy và sắc tố đều xảy ra phổ biến tại những nơi da hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ung thư Da ác tính thường xuất hiện dưới dạng một đốm hoặc vết sưng có vảy. Đôi khi nốt ruồi có màu đỏ hoặc trắng và tương tự với nốt ruồi thông thường, đôi khi có hình dạng khác thường hơn.
Nhìn chung, ung thư da ác tính sẽ có các dấu hiệu cần lưu ý như:
Hình dạng mụn cóc hoặc các đốm không đối xứng rõ ràng.
Màu sắc nốt ruồi hoặc đốm không đồng đều lắm, ví dụ như nâu, đen, đỏ, rám nắng, trắng hoặc vàng
Nốt ruồi có sự thay đổi lớn về kích thước (to hơn 6 mm).
Có bất cứ nốt ruồi hoặc đốm nào đang tăng trưởng hoặc thay đổi về màu sắc, hình dạng, kích thước, gây đau hoặc sưng.
Chẩn đoán và điều trị ung thư da
Ung thư da chủ yếu được xác định bằng việc tiến hành sinh thiết. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô da và sau đó phân tích dưới kính hiển vi.
Việc điều trị ung thư da sẽ được thực hiện theo tình hình bệnh lý của từng người, bao gồm kích thước, vị trí và mức độ ung thư da. Các biện pháp điều trị đối với từng bệnh ung thư da bao gồm:
- Phẫu thuật Mohs
- Phẫu thuật lạnh
- Kem điều trị sinh học tại chỗ
- Hoá trị liệu và thuốc điều khiển phản ứng sinh học cho ung thư da đã di căn
- Xạ trị
Làm sao để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế việc bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời mỗi sáng là một việc rất cần thiết. Trên thực tế, một khi tuổi thọ của bạn đã cao, khả năng hồi phục của làn da sẽ trở nên chậm hơn.
Trước khi ra đi ngoài nắng, bạn hãy sử dụng các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF khoảng 30 trở lên và có thành phần oxit kẽm (giúp chống tia UVA). Bạn cũng nên bôi thêm kem chống nắng sau mỗi 2 giờ một lần, thậm chí thường xuyên hơn nếu bạn bị ra mồ hôi.
Một số cách có thể giúp bạn bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím, bao gồm:
Chọn trang phục, mỹ phẩm và kính mát có khả năng chống tia UV
Đeo khẩu trang có khả năng chống tia UV 100% và sử dụng nón rộng vành giúp bảo vệ vùng đầu cũng như vai
Tránh để da tắm nắng thường xuyên hoặc tránh tiếp xúc với tia nắng mặt trời vào khoảng thời gian cao điểm, đặc biệt là sau 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Kiểm tra da định kỳ mỗi tháng nhằm kịp thời nhận biết bất cứ sự thay đổi nào trên da.
Có thể bạn muốn đọc thêm: Xông hơi có tác dụng gì? Top 9 tác dụng của xông hơi mà có thể bạn không ngờ đến
Mặc dù chưa thể loại bỏ toàn bộ tác hại của ánh nắng mặt trời đến làn da, tuy nhiên việc áp dụng các bước dưỡng da phù hợp và sử dụng với kem chống nắng mỗi ngày có thể đem tới sự thay đổi rõ rệt. Dưới đây là một vài mẹo giúp làm giảm những tổn thương cho da mà ánh nắng mặt trời gây ra:
Tẩy da chết AHA: Bạn cũng nên tiến hành loại bỏ tế bào chết trên làn da nhiều hơn để giúp làm giảm số lượng đốm nám và giảm nguy cơ sạm da. Điều này cũng giúp màu da của bạn trở nên tươi sáng và rạng rỡ hơn.
Dùng retinol: Giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào biểu bì trên da giúp làm giảm các vết nám, rãnh nhăn dưới tác hại của tia UV
Vitamin C: Có khả năng làm mờ các sắc tố, giúp da trắng mịn hơn, đồng thời chống lại những tổn hại da do ô nhiễm môi trường
Serum chống oxy hoá: Các thành phần chống oxy hoá có trong các sản phẩm serum chăm sóc da sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn trước những tác động của môi trường, góp phần làm tăng cường tác dụng của kem chống nắng.
Có thể bạn muốn đọc thêm: Top 6 cách se khít lỗ chân lông da mặt hiệu quả, nhanh chóng
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâu
Hotline: 0902752725» CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
» CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
» CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
» CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh