6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất

Tên quảng cáo

6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất. Sẹo rỗ gây lão hoá da khiến người bệnh cảm thấy như già trước tuổi, thiếu tự tin trước đám đông. 

Contents

6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất

Sẹo rỗ thường xuyên xuất hiện sau quá trình lành vết thương do mụn trứng cá, mụn viêm, hoặc vết thương sau phẫu thuật, đặc biệt là các phương pháp loại bỏ mụn không đúng cách.

Vậy sẹo rỗ là như thế nào, có cách điều trị không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phân loại sẹo rỗ thế nào? 

Sorella sẽ cung cấp chi tiết các dạng sẹo rỗ hay gặp, giúp việc nhận biết đúng và cách điều trị tốt nhất thông qua bài viết dưới đây. 

Sẹo rỗ là gì? 

6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất
6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất

Sẹo rỗ là trình trạng da xuất hiện các vết lõm sâu có kích cỡ, hình dạng không đồng nhất trên bề mặt da. 

Khi các nguyên bào sợi tại trung bì bị tổn thương, đứt gãy, không sản sinh collagen, elastin làm giảm quá trình tái sinh da, khó làm đầy vết thương nên khi vết thương lành để lại những sẹo lõm trên da. 

Dù tình trạng trên không gây đau đớn, khó chịu, không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên các vết rỗ trên da (nhất là ở khuôn mặt) khiến người bệnh mất tự tin. 

<<Tham khảo thêm:Sẹo mụn trứng cá- 4 cách điều trị và loại bỏ

Phân loại các dạng sẹo rỗ hay gặp nhất 

Để áp dụng các phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả, phù hợp với mỗi trường hợp bệnh, các bác sĩ chuyên khoa da liễu – thẩm mỹ da sẽ phân loại các dạng sẹo rỗ hay gặp nhất thông qua hình dáng chân sẹo như sau: 

6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất
6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất

Sẹo đáy nhọn 

Sẹo chân đáy nhọn có hình dạng giống móng nhọn cắm sâu vào trong da. Sẹo rỗ lớn hơn 2mm và nhỏ hơn 0.5 mm khiến bề mặt da sần sùi, không bằng phẳng, mịn màng.

Các vết sẹo rỗ thường là hậu quả gián tiếp khi không điều trị mụn trứng cá dứt điểm. Sẹo đáy nhọn là một trong những dạng sẹo rỗ khó điều trị. 

Sẹo hình chân vuông 

Sẹo hình chân vuông thông thường có các cạnh phẳng, rộng hơn sẹo chân đáy nhọn. 

Chúng tương tự với một vết lõm to như miệng núi lửa nằm ngay dưới gò má, hàm. 

Những vết sẹo hình chân vuông được hình thành do nặn mụn sai cách hoặc bị ảnh hưởng bởi bệnh thuỷ đậu.

Sẹo hình đáy tròn 

Để nhận biết loại sẹo hình đáy tròn với các dạng sẹo rỗ khác, người bệnh nhìn thông qua các dấu hiệu sau: các vết lõm có cạnh nhọn, gồ ghề trên bề mặt hoặc hình gợn sóng khiến da trông kém mềm mại. 

Sẹo hình đáy tròn hay thường được gọi là hình gợn sóng được tìm thấy nhiều trên gò má, dưới cằm và trán, khiến da của bạn dày hơn. 

Sẹo rỗ hỗn hợp

Lúc này tình trạng da xuất hiện đầy đủ các dạng sẹo rỗ đáy nhọn, chân vuông, đáy tròn, . .. làm da kém mịn màng hơn. 

Vì các vết mụn sau khi lành không có một quy luật hình thành sẹo rỗ như nhau. 

Tuỳ thuộc vào đó là nốt mụn gì, vết viêm mụn đó lớn hay là bé và cơ địa từng người mà sau một đợt mụn sẽ hình thành nên các dạng sẹo rỗ khác nhau. 

Loại sẹo rỗ hỗn hợp này cũng thường xuất hiện trên những người có sẹo rỗ trước đó. 

<<Tham khảo thêm:7 phương pháp để xóa sẹo lõm lâu năm và lấp đầy sẹo hiệu quả

Nguyên nhân gây sẹo rỗ 

6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất
6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất

Sẹo rỗ được nhắc đến xuất phát do một vài loại mụn gây nên, bên cạnh đó còn có một vài nguyên nhân gây sẹo rỗ khác bao gồm: 

Mụn 

Mụn là một trong những nguyên nhân chính để lại sẹo rỗ. Đặc biệt trong thời kỳ dậy thì, mụn viêm càng xuất hiện nhiều. 

Ngoài ra, các dạng mụn khác bao gồm: mụn đầu đen, mụn cám, mụn mủ. .. nếu không điều trị sớm sẽ khiến lỗ chân lông giãn nở, dẫn đến tổn thương da. 

Các trường hợp mụn bị viêm nặng, nhiễm trùng nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra sẹo rỗ, ngay cả khi để mụn tự lành. 

Thuỷ đậu

Bệnh thuỷ đậu do virus varicella zoster gây nên, với các mụn nước trên người, kèm với cảm xúc khó chịu và đau đớn. 

Bệnh sẽ hết sau 3 – 4 tuần, các vết thuỷ đậu sẽ dần lành và hầu như không để lại sẹo. Tuy nhiên, một vài trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách, các vết thuỷ đậu vẫn để lại sẹo rỗ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sẹo rỗ do bệnh thuỷ đậu là do:

Da bị tổn thương vì cọ xát quá nhiều vào bề mặt mụn nước gây vỡ mụn nước, tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng có tình trạng nhiễm khuẩn da làm mụn nước trở thành mụn mủ, tổn thương da và có thể để lại sẹo. 

Sẹo rỗ do bệnh thuỷ đậu xuất hiện rải rác, không tập trung nhiều trên bề mặt rộng khoảng 3 – 8mm. 

Tai nạn 

Tai nạn là điều mà chúng ta không lường trước được sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể khi các vết thương bị viêm nhiễm. 

Các trường hợp gây thành các vết lõm trên da hay sẹo rỗ bao gồm: bị tai nạn, té trầy xước da, hoặc vết thương sau vụ tai nạn xe cộ, vv 

Trong trường hợp này, quá trình điều trị sẹo rỗ tương đối khó khăn do sẹo có kích cỡ tương đối lớn. 

Phẫu thuật 

Dù không mong muốn có sẹo rỗ trên da tuy nhiên khi bạn thực hiện phẫu thuật với dao kéo sẽ để lại các vết sẹo cho dù to hay là nhỏ. 

Mổ nội soi ruột thừa là một trường hợp có thể tạo thành sẹo rỗ.

Các nguyên nhân khác 

Ngoài các nguyên nhân kể trên, sẹo rỗ có thể bắt nguồn từ chăm sóc da không đúng cách, viêm nang lông, áp xe da, vv 

Vì thế khi bị các bệnh lý ngoài da, bạn cũng nên hỏi bác sĩ về nguyên nhân để điều trị và dưỡng da đúng cách để giảm thiểu sẹo rỗ. 

Dấu hiệu sẹo rỗ thường gặp 

Để nhận biết sẹo rỗ không phải là điều khó khăn, sau đây là một vài triệu chứng hay gặp: 

Sẹo rỗ là một loại sẹo mà da có các lỗ nhỏ, không đồng đều, thường xuất hiện do tổn thương hoặc vết thương trên da không lành đúng cách

Các vết sẹo rỗ tuy bé trong khoảng kích cỡ vết thương và không gây ra cảm giác đau đớn hay khó chịu nhưng sẽ khiến da bạn trở nên thô ráp, khô nhám và sần sùi. 

Trong quá trình bị mụn, nếu bạn không điều trị đúng cách dễ dẫn đến tình trạng mụn viêm nặng. 

Ở giai đoạn cuối, phần mụn viêm có chứa mủ sẽ xâm nhập vào tầng biểu bì huỷ hoại mô da. Các tổn thương dễ dẫn đến việc tăng sản xuất vượt ngưỡng của enzyme collagenase, là enzym có tác dụng phân giải collagen và duy trì hàm lượng collagen bên dưới bề mặt da. Sau khi các tổn thưởng do mụn đã lành, sẽ hình thành sẹo rỗ trên da. 

Tuỳ theo da bị tổn thương ở vùng nào sẽ xuất hiện sẹo rỗ vùng đấy. Nhưng thường thì sẹo rỗ sẽ xuất hiện trên má, cằm nguyên nhân bắt nguồn do tổn thương của mụn. 

Bên cạnh đó, phụ thuộc theo thể trạng từng người mà tỷ lệ mụn rỗ xuất hiện cao hay thấp. 

Ở những người dễ bị sẹo hơn những người khác thì khi bị mụn viêm không cần thiết phải lo ngại đến sẹo rỗ. 

<<Tham khảo thêm:Sẹo lồi: Nguyên nhân và 3+ cách điều trị sẹo lồi

Các loại sẹo bị rỗ trên da phổ biến 

Da bao phủ hoàn toàn trên khuôn mặt cho nên những tác nhân từ bên ngoài dễ gây tổn thương đến da hơn. 

Phần da trên khuôn mặt bị tổn thương hầu hết là do da quá mỏng. Từ đó xuất hiện tình trạng sẹo rỗ, ở các khu vực điển hình sau: 

Ở trên mặt 

Thói quen đưa tay nặn mụn, cũng là một thói quen không nên bởi khiến vết mụn dễ viêm nhiễm hơn. 

Da mặt mềm và mịn, khi sờ tay lên mặt sẽ mang các chất dơ trên tay tiếp xúc với da. Lúc này da mặt được chăm sóc bằng cách bôi kem dưỡng để đảm bảo sự che phủ của da. 

Các lỗ chân lông có mụn cám, tình trạng dày sừng nang lông khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng sẽ hình thành sẹo rỗ khi hết mụn. Đây là tình trạng tương đối phổ biến, nguyên nhân gây sẹo rỗ không phải vì thiếu collagen mà lại là do da dày hơn và vùng mụn lõm xuống. 

Một phần khác, do chị em khi da mặt tiếp xúc với nhiều loại mỹ phẩm khác nhau không tẩy trang kỹ lưỡng khiến lỗ chân lông giãn nở. Từ đó, hình thành mụn mủ, nguyên nhân số một của sẹo rỗ.

Ở trên mũi 

Mụn đầu đen, hay xuất hiện trên mũi với các hạt nhỏ lấm tấm. Nhiều người cho rằng mụn bé nên không cần lo lắng vì ít để lại sẹo. 

Tuy nhiên, mụn đầu đen là nguyên nhân gây ra sẹo rỗ cho nhiều người đặc biệt là nam giới. 

Ngoài mụn đầu đen xuất hiện trên mũi chúng ta còn có mụn cám cũng là nguyên nhân gây sẹo rỗ.

Phân loại tình trạng sẹo rỗ trên mặt theo cấp độ

Tình trạng sẹo rỗ được phân thành 3 mức độ khác nhau. 

Nhẹ: 

Sẹo lõm nhẹ là trình trạng khi người khác tiếp xúc với họ mới phát hiện thấy hoặc khi sờ tay thì mới thấy được. 

Và trên khuôn mặt sẽ xuất hiện những vết lõm nhỏ tại một vài vị trí. 

Mức độ có thể che phủ được bằng cách trang điểm hoặc dùng kem che phủ.

Trung bình: 

Các vết sẹo rỗ xuất hiện ở hai bên má. Bề mặt da khi này xuất hiện các vết lõm trông thấy rõ rệt.

Nặng: 

Sẹo rỗ gần như chiếm trọn khuôn mặt bạn bao gồm: hai bên má, vùng mũi, trán, cằm với các vết sẹo rỗ lõm sâu dưới bề mặt da. 

Điển hình cho tình trạng sẹo rỗ nghiêm trọng là bạn gặp sẹo dạng chóp đáy nhọn hoặc sẹo hỗn hợp. 

Sẹo rỗ có tự đầy được không? 

Sẹo rỗ không thể tự đầy lên. Sẹo rỗ là quy trình chữa lành sau khi da bị tổn thương. 

Chúng hình thành nên sẹo một phần để tạo hàng rào bảo vệ làn da trước tia cực tím và các yếu tố gây bệnh khác. 

Đây được xem như một loại tổn thương mãn tính do các nguyên bào sợi bị tổn thương không thể nào sản sinh ra collagen. 

Sẹo rỗ để lại các cấu trúc đứt gãy không được tái tạo như trước, trở nên chai cứng rất khó chữa trị.

Sẹo rỗ có trị được không? 

Có! Với y học hiện đại ngày nay, điều trị sẹo rỗ không hề khó khăn. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị cũng phụ thuộc theo tình trạng sẹo rỗ. 

Ngoài ra, người bệnh cần đến các địa chỉ trị sẹo rỗ uy tín, khám và chẩn đoán chính xác tình trạng, tư vấn phương pháp phù hợp, cách chăm sóc sau điều trị, vì Sẹo rỗ lâu năm khi điều trị sẽ mất nhiều thời gian và ít có hiệu quả hơn so với vết sẹo mới. Sẹo rỗ gây ảnh hưởng thế nào trong cuộc sống? Người bị sẹo rỗ kém tự tin trước đám đông và trở nên kém tự tin với người khác giới. 

Sẹo rỗ không gây đau nhưng tác động lên cuộc sống tâm lý. Khi bị sẹo rỗ, người bệnh mất khả năng tìm kiếm việc làm, đặc biệt những ngành nghề cần hình thức bên ngoài. 

Chẩn đoán tình trạng sẹo rỗ 

Khám da: 

bác sĩ sẽ khám da và dùng đèn led để chẩn đoán tình trạng da, phân tích da. 

Soi da: 

việc soi da không đau, diễn ra nhẹ nhàng, hỗ trợ bác sĩ tối ưu hoá việc chẩn đoán tình trạng da, bác sĩ sẽ đánh giá được sự thay đổi, độ đàn hồi, cấu trúc, loại da từ sâu bên trong xuống lớp hạ bì.

Sau khi thăm khám và soi da tìm hiểu các tổn thương của sẹo, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sẹo rỗ với 4 mức độ: điểm vàng, nhẹ, trung bình và nặng. 

Điểm vàng là nốt sẹo đỏ nhưng bằng phẳng. 

Mức độ nhẹ: Makeup có thể che lấp được phần sẹo rỗ. 

Mức độ trung bình: Thấy rõ ràng khi nhìn cự ly gần, lớp makeup không che lấp được. 

Mức độ nghiêm trọng: Khi nhìn từ cự ly 50cm vẫn có thể nhìn được sẹo rỗ. 

6 Cách trị sẹo rỗ tối ưu

6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất
6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất

Hiện nay điều trị sẹo rỗ có nhiều cách khác nhau, trong đó có các phương pháp thông dụng sau: 

Nguyên liệu thiên nhiên 

Các nguyên liệu dưa leo, nha đam, nghệ, lá trà xanh, . .. đều phù hợp để hỗ trợ điều trị sẹo rỗ do có các vitamin A, E, B1, B6, B12 hỗ trợ phục hồi và tái tạo da, tăng sản xuất collagen và ngăn ngừa oxy hoá. 

Với các nguyên liệu trên, chỉ cần nghiền nhỏ và bôi đều trên vùng bị sẹo, đợi từ 15 – 20 phút và rửa sạch lại với nước. 

Nếu dùng nghệ tươi hay lá trà xanh cần phối hợp với sữa tươi, hoặc thêm chút nước cốt chanh khi dùng nha đam. 

Cách trị sẹo rỗ từ thiên nhiên dễ dàng thực hiện, bạn cần kiên trì lâu dài mới có hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả với các tình trạng sẹo rỗ nặng. 

Phương pháp Chemical peels 

Phương pháp Chemical peels (Peel da hoặc lột da hoá học) dựa trên việc sử dụng các axit hữu cơ bao gồm: alpha hydroxy acid (AHA) hay beta hydroxy acid (BHA) hoặc acid trichloroacetic (TCA) thúc đẩy sự tróc vảy lớp biểu bì, kích thích sự mọc mới, tái tạo da. 

Phương pháp peels da giải quyết được nhiều vấn đề trên da bao gồm: mụn, sẹo rỗ, thâm, lỗ chân lông to. .. với giá thành thấp hơn nhiều lần so với các phương pháp trị liệu bằng công nghệ hiện nay bao gồm: siêu mài mòn, chiếu nhiệt laser. ..

Tạo tổn thương giả 

Tạo tổn thương giả với 2 phương pháp chủ yếu: lăn kim, vi kim. 

Lăn kim sử dụng các mũi kim nhỏ lăn trên bề mặt, gây ra các tổn thương nhỏ nhằm thúc đẩy sản sinh collagen để khắc phục tình trạng da mặt: nám, sẹo, hói, vết nhăn. 

Vi kim dùng đầu kim siêu nhỏ đưa lên lớp biểu bì da loại bỏ các tế bào cũ. Sau đó, chất dinh dưỡng được lấy từ các loại rong biển, thực vật lên men. .. được tiêm vào sâu bên trong da để phục hồi, tái tạo da. 

Vi kim nằm dưới lớp biểu bì da, không gây đau phù hợp với da có sẹo rỗ tình trạng nhẹ hay trung bình. Lăn kim gây đau hơn và tác động mạnh hơn vi kim, đem đến hiệu quả cao sau mỗi lần điều trị. Mài da 

Các bác sĩ sử dụng một công cụ cầm tay gọi là dụng cụ mài da, tạo ra sức ma sát nhằm phá huỷ từng lớp bề mặt của da. 

Phương pháp này không gây đau do chỉ tác dụng trên bề mặt da và một lần mài da kéo dài từ 30 – 40 phút. 

Hiện có 3 phương pháp mài da vi điểm chính: mài da cơ học, mài da vi điểm với tinh thể kim cương và mài da với tinh thể thạch anh. 

Do chỉ tác động trên bề mặt, việc mài da vi điểm cần bạn phải thực hiện nhiều lần mới đem tới tác dụng như mong muốn. 

Tiêm filler 

Tiêm filler được nhiều người chọn lựa với hiệu quả ngay sau khi thực hiện. Phương pháp này sử dụng việc tiêm chất làm đầy vào lớp trung bì thượng bì dưới vết sẹo rỗ với mục tiêu làm đầybề mặt da, nuôi dưỡng tế bào dưới da và làm đầy sẹo rỗ. Các chất làm đầy thường có kết cấu đặc hoặc gel, chủ yếu là collagen, mỡ tự thân giống với các chất tự nhiên trong cơ thể.

Tuỳ theo cơ địa có thể tiêm filler duy trì được 4 – 6 tháng, sau đó sẽ tự tan giúp da phục hồi nguyên trạng trước khi chất làm đầy được tiêm trở lại. Ngoài ra, phương pháp tiêm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu chất làm đầy không có xuất xứ, kém chất lượng hay tiêm filler sai cách khiến kết cấu sẹo biến dạng.

Tái tạo sẹo bằng laser 

Có 2 loại tái tạo sẹo bằng laser: 

Laser fractional CO2 và không xâm lấn. Tuỳ thuộc theo mức độ sẹo rỗ hay tình trạng da của bạn để bác sĩ da liễu – thẩm mỹ sẽ xác định biện pháp laser điều trị thích hợp. 

Liệu pháp laser fractional CO2 giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới dưới vết sẹo. Sử dụng chùm tia laser tác động vào bề mặt vết sẹo rỗ, đốt cháy lớp ngoài cùng ở khu vực da bị sẹo và thúc đẩy quá trình tăng trưởng tế bào mới. 

Sau một thời gian, kích thước vết rỗ được cải thiện đáng kể.

Laser xâm lấn là một phương pháp điều trị giúp loại bỏ làn da bị sẹo rỗ bởi các tia sáng laser. 

Tái tạo sẹo bằng laser xâm lấn chỉ mất một vài tuần chăm sóc và hồi phục nhưng có thể duy trì được vài năm, không cần bất kỳ điều trị thêm nào. 

Tuy nhiên, phương pháp vẫn có một vài nhược điểm bao gồm tăng sắc tố, mẩn đỏ và sưng phù. Một số trường hợp, biện pháp điều trị khiến mụn viêm hoặc sẹo trở nên nghiêm trọng hơn. 

Những lưu ý quan trọng sau khi điều trị sẹo rỗ 

Sau khi điều trị sẹo rỗ, da trở nên mỏng manh và nhạy cảm. Khi điều trị, da có một vài phản ứng phụ sau khi điều trị như: đỏ da, da tự bong và lộ da non. 

Điều này khiến bệnh nhân e ngại chăm sóc và lo sợ tổn thương hơn, nhưng các biểu hiện sẽ biến mất nếu bạn chú ý chăm sóc đúng cách. 

Một số chú ý khi điều trị sẹo rỗ như sau:

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ 

Các chỉ định của bác sĩ da liễu – thẩm mỹ là rất cần thiết sau khi điều trị sẹo rỗ. Người bệnh hãy tuân thủ những gì được bác sĩ dặn dò và uống thuốc đúng liều lượng nếu được kê toa, tránh mắc các bệnh nghiêm trọng.

Chăm sóc da đúng cách 

Từ 1-3 ngày điều trị đầu, nên dùng bông tẩy trang hay gạc mềm để vệ sinh bề mặt da tránh nhiễm khuẩn. 

Từ 3 – 7 ngày, có thể rửa mặt tuy nhiên không được cọ xát nhiều làm tổn thương da. 

Sau 7 ngày khi bề mặt da đã lành có thể sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch.

Về sau, khi da được phục hồi, bạn nên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm phục hồi da và sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài. 

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Trong thời gian đầu tiên điều trị sẹo rỗ, bạn tránh ra đường và không dùng kem chống nắng bởi khi này da rất mỏng manh và tổn thương. 

Nếu phải ra đường, hãy sử dụng viên uống chống nắng kèm khẩu trang dày dặn giúp bảo vệ da. Sau 7 ngày, sử dụng kem chống nắng đều đặn ngay cả khi ở trong nhà. 

Biện pháp ngăn ngừa sẹo rỗ 

Đề bạn không đau đầu, mất thẩm mỹ hay tốn kém thời gian và chi phí điều trị sẹo rỗ, cần tập cho mình cách chăm sóc da sau: 

Quy trình chăm sóc da mụn đúng cách 

Khi bị mụn không nên dùng tay nặn, hay là cố ý bóc tách nhân mụn sẽ dẫn đến nhiễm trùng. 

Mà cần tẩy trang, rửa mặt sạch và dùng que nặn mụn và vệ sinh tay thật kỹ khi loại bỏ hết nhân mụn dưới da. 

Sau khi nặn mụn xong, rửa mặt giữ ẩm cho da. Cách này giúp da có độ ẩm cần thiết và giảm thiểu tình trạng sưng viêm với các vết mụn vừa mới nặn ra.

Sử dụng kem chống nắng 

Nên sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài nhằm tránh bụi bẩn xâm nhập sâu dưới da và các tia cực tím có hại đối với da. 

Nếu không ra đường mà ngồi ở nơi có ánh nắng bạn vẫn nên dùng kem chống nắng, vì các tia tử ngoại vẫn có thể thâm nhập được vào da. 

Tẩy tế bào chết 

Để điều trị mụn lâu dài và phòng ngừa mụn mới hình thành, cần làm sạch da thông thoáng và kích thích tái tạo tế bào da. 

Nên tìm cho mình các loại tẩy tế bào chết hoá học có các hoạt chất sau: 

sữa rửa mặt có chứa AHA (như axit glycolic), BHA (như axit salicylic) và retinol đều có ích. 

Uống thuốc theo toa 

Nếu tình trạng mụn không thuyên giảm sau một vài lần điều trị mụn, cần tìm đến bác sĩ để kiểm tra hoặc xem lại toa thuốc. 

Trị sẹo rỗ nên ăn gì, kiêng gì? 

Trong quá trình điều trị sẹo rỗ, cần ăn uống thận trọng. Ngoài việc chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất cho da, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng nên tránh một số loại thực phẩm có thể làm làm vết thương chậm hồi phục hoặc khiến da dị ứng như đồ ăn cay nóng, nhiều chất béo. .. 

Các loại thực phẩm nên dùng 

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị. Các loại thực phẩm giúp tăng cường quá trình chữa lành vết thương bao gồm: thịt, cá, bơ, sữa, bông cải xanh, dâu tây, kiwi, vv Ngoài ra, các thực phẩm chứa vitamin A, B, E hay có trong cà rốt, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, . .. giúp tăng cường hàm lượng collagen. 

Và uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày, đây là biện pháp hiệu quả dưỡng ẩm làn da.

Thức ăn phải kiêng cữ 

Thực phẩm làm từ loại gạo nếp bao gồm: bánh chưng, xôi, bánh tét, . . cũng nên tránh ăn. Vì nếp có nguy cơ làm sưng viêm sẹo. 

Mặc dù rau xanh có nhiều vitamin cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên rau muống, rau ngót, rau dền lại làm tình trạng sẹo nặng hơn. 

Và hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, nghêu, sò, hến cũng không được ăn. Các loại hải sản sẽ làm sẹo lớn thêm, lâu liền. 

Sẹo lõm làm xuất hiện các sẹo mới trên làn da làm da bị lão hoá nhanh chóng. Hiện có nhiều cách chữa sẹo lõm hiệu quả giúp hồi phục, tái tạo da, lấy lại làn da căng mọng, hồng hào.

Người bệnh cũng nên đến những cơ sở, phòng khám uy tín có các bác sĩ chuyên ngành da liễu – thẩm mỹ giỏi để thăm khám, chẩn đoán, đưa ra liệu trình điều trị thích hợp với từng sẹo lõm trên da nhằm giúp da khoẻ mạnh hơn.

Hotline: 0902752725

✅CS1: 12 ngõ 55 Vân hồ 2, HBT, HN

✅CS2: penhouse Tầng 9, toà nhà 15A Nguyễn Khang , Cầu giấy, HN

✅CS3: Shophouse 0204, tầng 2, tòa Park 8, Times city, HN

✅CS4: 98C Chiến Thắng, Văn Quán Hà Đông HN

✅CS5: Tầng 3, Toà nhà số 6N16 Khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ, p.Võ Cường, Tp. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

✅CS6: 105 Núi Trúc,Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

aviator yükle