Trong thực tế, có rất nhiều người không thực hiện cách vệ sinh lưỡi đúng. Điều này làm cho hơi thở trở nên có mùi khó chịu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Dưới đây Sorella Beauty & Spa sẽ chia sẻ 1 số cách vệ sinh lưỡi & tác dụng của việc vệ sinh lưỡi qua bài viết dưới đây.
Contents
- 1 1. Tầm quan trọng của việc vệ sinh lưỡi đúng cách
- 2 2. Có những cách vệ sinh lưỡi hàng ngày nào?
- 3 3. Những điều cần biết để cạo lưỡi đúng cách
- 4 4. Một vài mẹo làm sạch lưỡi dân gian
- 4.1 4.1. Làm sạch lưỡi bằng mật ong
- 4.2 Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâuHotline: 0902752725
- 4.3 » CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 4.4 » CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 4.5 » CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
- 4.6 » CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- 4.7 » CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 4.8 » CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
1. Tầm quan trọng của việc vệ sinh lưỡi đúng cách
Tầm quan trọng của việc vệ sinh lưỡi đúng cách rất cần thiết. Vì đây cũng là nơi cư ngụ của rất nhiều vi khuẩn có hại đến sức khoẻ răng miệng của chúng ta.
Hơn thế, vệ sinh lưỡi cũng giúp đem lại rất nhiều lợi ích khác nữa như cải thiện sức khoẻ răng miệng, tăng cảm giác ngon miệng hơn khi ăn uống, khử mùi hôi, đào thải độc tố.
1.1. Cải thiện sức khỏe răng miệng
Cạo lưỡi giúp bạn loại bỏ hết các mảng bám, thức ăn và những thứ còn đọng lại trên lưỡi sau khi ăn uống.
Nhờ đó sẽ triệt tiêu điều kiện phát triển và tăng sinh của những vi khuẩn gây bệnh. Nên vệ sinh lưỡi đúng cách sẽ giúp bạn tăng cường sức khoẻ răng miệng toàn diện.
1.2. Giảm tình trạng lưỡi trắng
Khi mảng bám tích tụ trên lưỡi càng lớn sẽ khiến cho lưỡi của bạn xuất hiện những mảng màu trắng đục, màu nâu gây mất mỹ quan. Không chỉ vậy, những mảng bám không đồng đều nhau còn khiến lưỡi bạn có màu trắng, màu vàng.
Do đó khi lưỡi bị trắng và không sạch sẽ có thể trở thành nguyên nhân làm mọi người cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Vì vậy, hãy chăm chỉ vệ sinh vùng lưỡi của bạn để giúp giảm bớt tình trạng trên.
1.3. Tạo cảm giác ngon miệng khi ăn uống
Cảm giác ngon miệng khi ăn uống được bắt đầu từ việc tiết nước bọt. Nếu lưỡi bị mốc hoặc có mùi sẽ làm ảnh hưởng đến cảm giác khi ăn uống. Thậm chí có trường hợp còn khó “thẩm thấu” hết hương vị của từng món ăn.
Thêm vào đó, lưỡi là nơi tập trung rất nhiều hạt vị giác nên nếu lưỡi bị che phủ bằng những mảng bám và bụi bẩn thì đương nhiên các hạt này sẽ không thể tiếp cận với thức ăn. Nên đây cũng là nguyên nhân vì sao bạn sẽ không thể nào thưởng thức được mùi vị một cách tốt nhất.
Chỉ cần bạn vệ sinh lưỡi đúng cách thì sẽ có ngay cảm giác ngon miệng và kích thích vị giác khi thưởng thức để tận hưởng trọn vẹn hương vị của những món ăn khoái khẩu.
1.4. Cạo lưỡi để giảm mùi hôi miệng
Hơi thở của bạn sẽ có mùi thơm dễ chịu phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn vệ sinh răng miệng. Nếu bạn vệ sinh lưỡi và răng miệng đúng cách hơi thở sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu.
Ngược lại, khi lưỡi không được vệ sinh tốt, vi khuẩn cư ngụ ở gốc lưỡi sẽ tăng sinh, xâm nhập và phân huỷ thức ăn đang bám dính trên bề mặt lưỡi, từ đó tạo nên mùi hôi vô cùng khó chịu.
>> Xem thêm: Xỏ khuyên mũi là gì? 5 điều cần biết về xỏ khuyên mũi trước khi bạn định xỏ
1.5. Cạo lưỡi kích thích các cơ quan khác trong cơ thể
Việc làm sạch lưỡi cũng tương tự nhưng chúng ta đang massage cho lưỡi và khi chà xát lưỡi sẽ kích thích các đầu dây thần kinh trong lưỡi. Hoạt động masage đó sẽ giúp thư giãn các dây thần kinh, tuyến và những bộ phận khác bên trong cơ thể của chúng ta.
Có thể bạn chưa biết, trong khi massage lưỡi ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng sẽ sản sinh ra hormone dopamine làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.
1.6. Loại bỏ vi khuẩn
Trong quá trình vệ sinh lưỡi bị trắng sẽ giúp bạn loại bỏ đi phần nào đó những vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi hôi đặc trưng. Thậm chí, nếu vi khuẩn có hại được tích luỹ nhiều sẽ dẫn đến một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi. ..
1.7. Ngăn chặn sự hấp thụ độc tố
Cơ thể chúng ta sẽ đào thải hết chất độc trong lúc ngủ. Những mảng trắng dày bám trên lưỡi của bạn cũng là một phần độc tố mà cơ thể đã đào thải.
Vì vậy, không biết cách làm cho lưỡi bị trắng thì độc tố tiếp tục tồn tại và tích luỹ ngày một nhiều trong cơ thể.
Nên khi chúng ta ăn uống và nuốt nước bọt sẽ dễ dàng nuốt lại các chất độc đó từ bên trong. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để vệ sinh miệng thường xuyên nhằm ngăn ngừa việc hấp thụ chất độc.
2. Có những cách vệ sinh lưỡi hàng ngày nào?
Để giữ lưỡi hàng ngày sạch sẽ, bạn nên áp dụng 3 cách vừa an toàn vừa hiệu quả là dùng bàn chải, các công cụ cạo lưỡi chuyên dụng và dung dịch vệ sinh lưỡi.
2.1. Làm sạch lưỡi bằng bàn chải
Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải là phương pháp đơn giản và nhanh chóng nhất bạn có thể làm ngay. Thông thường, ở phía sau các đầu lông bàn chải sẽ có những gờ và rãnh để cắt lưỡi. Tất nhiên, nếu xét đến mức độ an toàn thì đây không phải là phương pháp tối ưu nhất.
Cách làm như sau:
Bước 1: Sử dụng bàn chải đánh răng có cấu tạo phía sau là những gờ, rãnh để cạo lưỡi.
Bước 2: Bạn cần đẩy lưỡi của mình ra phía sau nhiều nhất có thể.
Bước 3: Để kem đánh răng ở giữa lưỡi.
Bước 4: Bắt đầu chà nhẹ nhàng dọc theo lưỡi, lặp lại động tác cho đến khi cảm thấy lưỡi đã được vệ sinh hoàn toàn
Bước 5: Súc miệng để loại bỏ các chất dơ có trong khoang miệng.
Bước 6: Rửa lại bàn chải với nước nóng cho đảm bảo vệ sinh.
2.2. Dùng các dụng cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng
Sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi sẽ giúp loại bỏ sự tích tụ vi khuẩn và mảng bám một cách dễ dàng hơn rất nhiều so với những chiếc bàn chải đánh răng truyền thống.
Dụng cụ cạo lưỡi được sản xuất với thiết kế và tính năng phù hợp trong việc gọt lưỡi. Phổ biến nhất là dạng que nhựa hay que có hình dáng vòng cung oval.
Cách làm như sau:
Bước 1: Lựa chọn dụng cụ vệ sinh lưỡi phù hợp với mình.
Bước 2: Đưa lưỡi ra phía ngoài nhiều nhất có thể.
Bước 3: Để dụng cụ nạo lưỡi ở phía cuống lưỡi.
Bước 4: Dùng lực vừa phải để đặt dao lưỡi xuống và bắt đầu chuyển động từ cuống lưỡi đến phía đầu lưỡi. Lặp lại quá trình như vậy cho đến khi lưỡi của bạn đã khô.
Bước 5: Súc miệng lại với nước sạch nhằm loại bỏ các chất cặn bã còn sót trong miệng.
Bước 6: Vệ sinh lại dụng cụ vệ sinh miệng để sử dụng lần sau.
>> Xem thêm: Thu gọn cánh mũi -Giải pháp vàng giúp cho gương mặt bạn trở nên hài hòa
2.3. Dùng dung dịch vệ sinh lưỡi
Nhằm nâng cao tính an toàn, sau khi cạo lưỡi bằng bàn chải hay dụng cụ chuyên dụng thì bạn nên kết hợp với dung dịch súc miệng.
Thực chất chúng cũng chính là các dung dịch chăm sóc răng miệng mà chúng ta vẫn hay dùng. Các thành phần có trong sản phẩm chăm sóc răng miệng sẽ giúp làm sạch và cải thiện tình trạng hôi miệng.
Sau khi chải lưỡi xong bạn có thể ngậm một ngụm nước súc miệng vào trong họng, sau đó tiếp tục súc miệng thật kĩ trong khoảng 30 – 60 giây và nhổ ra.
Thường xuyên áp dụng cách trên sẽ giúp bạn loại bỏ mùi hôi miệng và làm trắng lưỡi nhanh chóng.
3. Những điều cần biết để cạo lưỡi đúng cách
Vệ sinh lưỡi bị trắng tưởng chừng như là việc làm hết sức đơn giản, song không phải ai cũng có thể hiểu chính xác và biết tất cả mọi điều cần thiết.
Điển hình cho việc có nên cạo lưỡi thường xuyên không? Bao lâu cần vệ sinh và thay dụng cụ chải răng? Hay những điều cần biết để cạo lưỡi đúng cách
3.1. Có nên cạo lưỡi thường xuyên không?
Có nên cạo lưỡi thường xuyên không? Tần suất thích hợp nhất cho việc chà xát lưỡi là 1 – 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Việc lạm dụng cạo lưỡi lại nhiều lần trong ngày cũng không thể khiến miệng của bạn bớt mùi hôi ngay tức thì. Thậm chí, nếu bạn chà xát quá mạnh và nhiều lần trong ngày có thể gây nên tổn thương niêm mạc miệng.
Đồng thời, bạn cần hiểu rằng chải lưỡi hàng ngày không làm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và không tiêu diệt bệnh lý khoang miệng. Cạo lưỡi chỉ hỗ trợ giảm tỷ lệ và giảm mức độ tác động của vi khuẩn với răng miệng.
3.2. Bao lâu cần vệ sinh và thay dụng cụ cạo lưỡi
Tương tự như bàn chải đánh răng, đối với dụng cụ cạo lưỡi chúng ta cần vệ sinh hàng ngày sau mỗi lần dùng xong để hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn.
Đồng thời sau khi dùng khoảng 3 tháng thì bạn nên thay thế bàn chải đánh răng mới.
3.3. Đối với dụng cụ cạo lưỡi phổ biến nhất
Hiện tại trên thị trường đang có khá nhiều loại sản phẩm cạo lưỡi khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là làm từ inox, nhựa và silicon.
+ Sản phẩm cạo lưỡi từ inox: Đồ cạo lưỡi bằng inox thường rất nhẹ và tiện lợi. Đầu sản phẩm được làm từ inox có độ bền cao, khả năng chống rỉ sét và chống ăn mòn axit khá tốt.
+ Dao cạo lưỡi bằng nhựa: Sản phẩm được thiết kế với tay cầm kim loại có tính đàn hồi cao, đem đến sự thuận tiện và thoải mái cho mọi người khi sử dụng.
+ Máy làm sạch lưỡi silicon: Đây là sản phẩm hay được dùng cho phụ nữ. Sản phẩm được thiết kế từ silicon lỏng, không có chứa chất BPV và được cho là an toàn với sức khoẻ người sử dụng.
4. Một vài mẹo làm sạch lưỡi dân gian
Ngoài những cách rửa lưỡi bị trắng mà chúng tôi đã nói đến ở phần trên thì bạn cũng nên tham khảo một vài mẹo dân gian để làm sạch lưỡi như sử dụng chanh, muối, bột nghệ, baking soda. ..
4.1. Làm sạch lưỡi bằng mật ong
Mật ong được biết đến là một loại dược liệu tự nhiên có hương vị thơm ngọt dễ chịu. Với đặc tính kháng viêm, sát trùng, làm lành vết thương hiệu quả, mật ong còn được sử dụng rộng rãi để làm sạch lưỡi và răng miệng, ngăn ngừa hiện tượng hơi thở có mùi khó chịu do nhiễm khuẩn.
Bước 1: Bạn chỉ cần với tay lấy một lượng mật ong vừa đủ.
Bước 2: Bôi mật ong lên vị trí các chân răng rồi tiến hành chà xát nhẹ nhàng.
Bước 3: Bôi mật ong lên răng rồi chà xát một cách nhẹ nhàng.
Bước 4: Để khoảng 5 – 7 phút rồi súc miệng lại với nước muối.
Một cách vệ sinh lưỡi khác với mật ong mà bạn có thể tham khảo là hoà mật ong với nước sôi rồi súc miệng 2 lần sáng/tối mỗi ngày. Biện pháp trên khá an toàn cho sức khoẻ và bạn nên áp dụng với cả trẻ nhỏ.
Lưu ý: Trước khi bạn thoa mật ong lên lưỡi và nướu thì nên vệ sinh răng miệng với nước nóng hay nước muối loãng. Bên cạnh đó, tay của bạn cũng cần được vệ sinh thường xuyên.
>> Xem thêm: 5+ Công dụng của Omega 3 bạn không nên bỏ qua
Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâu
Hotline: 0902752725
» CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
» CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
» CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
» CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
- Phẫu thuật gọt hàm Vline có an toàn không? 3+ Điều chị em cần biết khi gọt hàm
- Phân biệt các loại da và 3+ cách chăm sóc từng loại
- 13 mẹo chăm sóc da trong mùa hè
- 4 cách phân biệt đẩy mụn (purging) và kích ứng (break out)
- Điêu khắc lông mày phù hợp với những ai? 4+ phương pháp giúp lựa chọn dáng lông mày phù hợp