Cấu trúc da và 6 lỗi sai khi chăm da. Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người và là lớp áo giáp đầu tiên bảo 0vệ cơ thể khỏi các tác nhân của môi trường như ánh nắng mặt trời, không khí ô nhiễm, các chất hóa học… Vì vậy khi da bị tổn thương thì sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng.
Contents
- 1 Cấu trúc da và 6 lỗi sai khi chăm da
- 2 Cấu trúc da
- 3 6 lỗi sai khi chăm sóc da
- 3.1 Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
- 3.2 Không dưỡng ẩm đúng cách
- 3.3 Không sử dụng kem chống nắng.
- 3.4 Sử dụng các sản phẩm không phù hợp với loại da:
- 3.5 Sử dụng quá nhiều sản phẩm cùng lúc:
- 3.6 Xây dựng chế độ dinh dưỡng và thay đổi thói quen xấu
- 3.7 Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâuHotline: 0902752725
- 3.8 » CS1: Tầng 3, toà nhà số 4 phố Huế, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- 3.9 » CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 3.10 » CS3: P0503, tầng 5- zone B (bên phải), Park 7, Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 3.11 » CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- 3.12 » CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 3.13 » CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
Cấu trúc da và 6 lỗi sai khi chăm da
Da có nhiều lớp khác nhau như biểu bì, hạ bì , mô mỡ dưới dai, mỗi lớp có chức năng và cấu trúc riêng. Việc hiểu cấu trúc của da sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ và chăm sóc tốt cho làn da của mình hiệu quả nhất. Hãy cùng Sorella tìm hiểu nhé.
Cấu trúc da
Cấu tạo của da có 3 lớp, theo trình tự từ ngoài vô trong sẽ là biểu bì, thân bì, hạ bì. Mỗi lớp sẽ có đặc tính và công dụng khác nhau.
Lớp biểu bì
Là lớp ngoài cùng của da. Mặc dù không có mạch máu nhưng lớp biểu bì cũng được hấp thụ dưỡng chất thông qua mạch máu của lớp trung bì.
Lớp biểu bì trên mỗi một bề mặt và các cơ quan khác nhau nó sẽ có độ dày khác nhau, tuy nhiên thường nằm trong khoảng 0,5 – 1 mm.
Keratinocytes là tế bào chính trong lớp biểu bì, tế bào sừng được hình thành bởi tế bào sừng lớp đáy.
Trong quá trình sừng hoá trên da, khi lớp tế bào sừng nằm trên bề mặt lớp biểu bì bị sừng hoá và bong ra sẽ bị một lớp tế bào sừng mới thay thế.
Trong cấu tạo của da, lớp sừng nằm phía ngoài cùng của lớp biểu bì và không ngấm nước, vì vậy có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của các yếu tố có hại như virus, vi khuẩn.
Ngoài ra, lớp biểu bì dày cũng bảo vệ phủ tạng, mạch máu, dây thần kinh thoát khỏi những chấn thương.
Ở lớp dưới của biểu bì, số lượng tế bào melanocytes được phân bố dày đặc, tế bào melanin có nhiệm vụ sản xuất ra sắc tố melanin, một yếu tố quyết định màu da. Nếu hàm lượng melanin quá cao thì sẽ có lớp da bị xỉn màu.
Thông qua lớp biểu bì, chúng ta có thể đánh giá được tình trạng của da về khả năng kháng tia cực tím, độ ẩm, . .. Còn quá trình lão hoá da sẽ xảy ra tại những lớp thấp hơn trong kết cấu của da.
<<Tham khảo thêm:Tẩy da chết: 7 Lợi ích và những điều cần lưu ý.
Lớp trung bì
Liền kề với lớp biểu bì chính là lớp trung bì, là lớp dày nhất trong 3 lớp và cũng là khu vực chứa nhiều collagen và elastin.
Trong đó, collagen có vai trò nâng đỡ kết cấu da, elastin có nhiệm vụ chính trong việc tái tạo da.
Các nang lông, mạch máu hay các tuyến mồ hôi, dây thần kinh, tuyến bã nhờn sẽ nằm tại lớp này.
Trong da, dây thần kinh giúp cảm nhận nhiệt độ, áp lực, cơn đau nhức khi bị kích ứng.
Những vùng da có quá nhiều dây thần kinh thường sẽ trở nên nhạy cảm hơn vùng da khuỷu bàn tay, các ngón chân. Đối với tuyến mồ hôi, khi chịu sức ép stress hay khí hậu nóng bức sẽ toát ra mồ hôi giúp làm mát cơ thể.
Tuyến bã nhờn giúp giữ độ ẩm trên da và chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại thông qua việc bài tiết dầu nhờn hơn.
Nếu tuyến bã nhờn làm việc yếu có thể bị viêm da, làm chóng quá trình lão hoá. Ngược lại, tuyến bã nhờn phát triển càng nhiều sẽ dễ dàng xuất hiện mụn trứng cá.
Còn chân lông tại lớp trung bì có chức năng điều hoà cơ thể.
Mạch máu có vai trò chủ yếu trong việc cung ứng dưỡng chất cho da.
<<Tham khảo thêm:4 cách sử dụng Collagen trong chăm sóc da
Lớp hạ bì
Lớp hạ bì là lớp dưới cùng của da, hay có cách gọi khác là lớp mỡ dưới da.
Lớp da có chứa các mô mỡ và hạt chất béo. Vì vậy, lớp hạ bì giúp nâng đỡ cũng như bảo vệ phần mô ở dưới trước các chấn thương.
Ở mỗi vùng, độ dày của lớp hạ bì là khác nhau, ví dụ vùng quanh mắt độ dày của lớp hạ bì sẽ là vài ba mm, còn đối với vùng đùi, eo, mông thì độ dày của lớp mỡ dưới da là cả cm. Tuy nhiên, số lượng mô mỡ dưới da có thể sẽ giảm đi theo quá trình lão hoá.
6 lỗi sai khi chăm sóc da
Một làn da mịn màng, tươi trẻ là điều mà ai cũng mong ước. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chăm sóc da hiệu quả. Hãy tìm hiểu 6 sai lầm dưới đây và tim ra quy trình chăm da hiệu quả ngay nhé.
Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
Đây là bước cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên vẫn cố một số bạn chưa biết cách rưa mặt đúng cách khiến da bị tổn thương. Hãy xem ngay các cách chăm sóc sai lầm đây và chỉnh sửa lại nhé.
Sử dụng nước quá nóng: Nước quá nóng có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da và làm tổn thương lớp lipid tự nhiên trên bề mặt da. Hãy sử dụng nước ấm để rửa mặt thay vì nước nóng.
Sử dụng sản phẩm chứa chất tẩy rửa cực mạnh: Sản phẩm chứa chất tẩy rửa cực mạnh có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên của da, gây khô da và kích ứng. Hãy chọn các sản phẩm nhẹ nhàng, không chứa hóa chất gây kích ứng.
Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày: Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày có thể làm mất dầu tự nhiên của da và làm khô da. Thường xuyên rửa mặt 2 lần mỗi ngày là đủ, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Sử dụng khăn lau mặt cứng: Sử dụng khăn lau mặt cứng hoặc cọ mặt có thể làm tổn thương da, đặc biệt là da mỏng nhạy cảm. Thay vào đó, hãy sử dụng khăn mềm hoặc vật liệu mềm mại để lau nhẹ nhàng.
Không làm sạch kỹ càng: Không làm sạch kỹ càng có thể làm cho chất bụi bẩn và tạp chất tích tụ trên da, gây nên mụn và vấn đề da khác. Hãy rửa mặt cẩn thận, tập trung vào các khu vực dễ bị bí bẩn như vùng mũi và trán.
Không dưỡng ẩm đúng cách
Hydrat hóa hay dưỡng ẩm, cấp ẩm cho da là một bước quan trọng trong chăm sóc da, nhưng nhiều người vẫn bỏ qua hoặc không hydrat hóa đúng cách. Đối với da dầu, việc sử dụng kem dưỡng ẩm không phù hợp có thể làm tăng sản xuất dầu tự nhiên của da. Đối với da khô, việc không hydrat hóa đủ có thể làm da trở nên khô và mất độ ẩm.
Một làn da đủ ẩm sẽ sáng mịn và tràn đầy năng lượng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, việc da đủ ẩm sẽ góp phần làm chậm sự lão hoá, hạn chế nám, tàn nhang, vết chân chim.
Nhiều bạn còn cho rằng, chỉ có da khô mới cần dưỡng ẩm, quan niệm này là vô cùng sai trái, cho dù bạn thuộc tuýp da nhờn đi chăng nữa vấn đề dưỡng da cũng rất cần thiết.
Ngoài ra, không những cung cấp nước bên ngoài mà bạn cũng cần cung cấp nước ở bên trong.
Do vậy, bạn cần uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày, ngoài ra, ăn uống nhiều rau củ, trái cây hơn để cung cấp vitamin cho da.
Không sử dụng kem chống nắng.
Kem chống nắng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, nhưng nhiều người vẫn bỏ qua bước này.
Dù bạn có dưỡng da kỹ càng thế nào mà lại bỏ qua bước chống nắng chắc chắn tác dụng đem lại sẽ không cao.
Bởi nếu không thoa kem chống nắng, tia tử ngoại sẽ trực tiếp huỷ hoại các tế bào collagen, thúc đẩy nhanh quá trình lão hoá.
Đồng thời, tia tử ngoại cũng là tác nhân gây ra hiện tượng nám, tàn nhang, . .. Vì vậy, khi bước ra ngoài, dù là 9 – 15 giờ, bạn hãy thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận.
<<Tham khảo thêm: Kem chống nắng phổ rộng là gì và loại nào tốt? 3+ Các gợi ý dành cho bạn
Sử dụng các sản phẩm không phù hợp với loại da:
Mỗi loại da đều cần sự chăm sóc đặc biệt. Sử dụng sản phẩm không phù hợp với loại da của bạn có thể gây ra vấn đề như kích ứng da, mụn, hoặc làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da.
Sử dụng quá nhiều sản phẩm cùng lúc:
Sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da cùng một lúc có thể làm mất cân bằng da và gây ra vấn đề như kích ứng hoặc mụn. Thay vào đó, hãy chọn một số sản phẩm cần thiết và tìm hiểu cách kết hợp chúng sao cho hiệu quả nhất.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và thay đổi thói quen xấu
Thói quen ăn uống và sinh hoạt tác động cực nhiều đối với sức khoẻ làn da. Vì thế bạn cần: Hạn chế uống thuốc lá, say rượu bia, khói thuốc lá. Hạn chế làm việc, thức khuya. Hạn chế tiếp xúc với các nguồn tia sáng xanh như các phương tiện nghe nhìn. Ăn uống đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều nước lọc.
Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc của da. Mỗi thành phần sẽ có đặc tính và công dụng khác nhau. Thông qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin cần thiết về chăm sóc và dưỡng da tối ưu nhé.