Cấy Ghép Implant Xương Gò Má Là Gì? Khi Nào Nên Thực Hiện? 1 Số Lưu Ý Khi Thực Hiện

Tên quảng cáo

Cấy Ghép Implant Xương Gò Má Là Gì? Khi Nào Nên Thực Hiện? Sự xuất hiện của phương pháp cấy ghép implant xương gò má đã tạo thêm một bước ngoặt mới trong điều trị tiêu xương hàm bằng trồng răng implant. 

Tuy nhiên, có nhiều khách hàng đang rất băn khoăn không biết phương pháp cấy ghép implant xương gò má có thật sự đem lại thành công ngay kể cả trường hợp mất răng toàn bộ hàm hoặc tiêu xương hàm nặng hay không. Nếu bạn quan tâm về phương pháp ghép xương gò má thì chớ nên bỏ lỡ bài chia sẻ dưới đây của Sorella nhé. 

Cấy ghép implant xương gò má là gì? 

Phương pháp cấy ghép implant xương gò má còn có tên tiếng anh là Zygoma Implants. Đây là phương pháp điều trị áp dụng đối với trường hợp người bệnh mất răng hoặc trường hợp tiêu xương hàm nghiêm trọng mà kỹ thuật trồng implant thông thường không thể nào làm được. 

Được biết, kỹ thuật ghép xương gò má đã được giáo sư Branemark – bậc thầy về y học giới thiệu vào khoảng năm 1998. 

Lý giải cho phương pháp trên, giáo sư cho biết ông đã căn cứ trên nguyện vọng của đại đa số người bệnh mất răng nhưng vẫn chưa thể cấy implant vì tiêu xương hàm nặng, họ đã từng bị thất bại sau khi cấy ghép răng implant thông thường, cắt cụt xương hàm sau điều trị ung thư hay bị dị tật hàm mặt.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, cấy ghép xương gò má đem lại tỉ lệ thành công tương đối cao. Vì thế, đây cũng là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị tiêu xương hàm, đặc biệt là vùng răng sau hàm trên. 

Sở dĩ nên cấy ghép xương gò má bởi vì vị trí cấy xương sẽ nhiều hơn hàm trên. Đó là cơ sở chắc chắn đảm bảo việc cấy ghép thành công, có thể truyền sức trên phạm vi rộng lớn và trồng được implant hoặc bắc cầu răng thành công ngay tại vị trí phẫu thuật. Thường việc cấy ghép gò má sẽ được đặt ở phía sau bên phải miệng của bạn và có thể được phối hợp cùng với một hoặc nhiều cấy ghép thông thường từ phía trước của hàm. 

Cấy ghép implant xương gò má là gì? 
Cấy ghép implant xương gò má là gì? 

Sự khác biệt giữa implant xương gò má và cấy ghép răng thông thường 

Nếu xét đến kỹ thuật, cấy ghép Zygoma sẽ phức tạp hơn tương đối nhiều so với cấy ghép xương răng thông thường. Mặc dù cũng là phương pháp đưa vào qua khoang miệng tuy nhiên Zygoma sẽ dính trên xương gò má, ngược lại với khuôn răng khoang miệng. 

Ngoài ra, nhờ những ưu điểm, phương pháp cấy ghép xương răng gò má có thể hỗ trợ điều trị chứng tiêu xương hàm, giúp tăng số lượng xương để thực hiện trồng implant tuy nhiên phương pháp này cũng sẽ có một số hạn chế sau: 

Có khả năng bị đào thải bởi xương hàm, quá trình chờ đợi làm lành vết thương kéo dài, quá trình ghép xương mất ít nhất 9 – 12 tháng, một vài trường hợp tiêu xương hàm nghiêm trọng chưa thể thực hiện cấy ghép được. 

Còn với implant xương gò má có thể thực hiện được với tất cả những trường hợp mất răng nhiều năm, mất răng cả hàm và bị tiêu xương nặng. Bởi vì xương gò má có cấu trúc bền vững và độ tương thích cao cho nên việc cấy ghép implant cũng rất nhanh chóng và dễ dàng. 

Có thể bạn muốn đọc thêm: Tìm hiểu về trụ Implant SIC: 3 + ưu điểm của trụ Implant SIC 

Khi nào nên thực hiện cấy ghép implant xương gò má?  

Kỹ thuật cấy ghép implant xương gò má là phương pháp điều trị nha khoa tối ưu nhất với những trường hợp người bệnh bị khước từ không có khả năng trồng răng implant. Vì thế, những trường hợp có thể thực hiện như: 

Những người đã mất hết răng nhưng bị teo cơ xương hàm vùng răng. 

Đã từng cấy ghép implant vùng răng sau nhằm phòng tránh phẫu thuật cắt xoang và ghép xương. 

Cấy ghép xương gò má được sử dụng thay thế các trường hợp nâng xoang, cấy ghép xương hàm thất bại. 

Những người bị tiêu xương hàm nặng do đã thực hiện ghép xoang cấy implant thông thường thất bại. 

Những người bị tiêu cụt xương hàm do phẫu thuật điều trị ung thư hoặc dị tật hàm mặt. 

Có nên cấy ghép implant xương gò má thay thế cho việc ghép xương răng? 

Hiện nay, cấy ghép implant xương gò má được nhiều khách hàng sử dụng nhằm phục hình thẩm mỹ đối với những trường hợp mất răng nhiều năm hoặc mất răng cả hàm. Bằng việc sử dụng những trụ implant lớn hơn và cấy thẳng vào xương gò má, implant xương gò má đang là phương pháp tối ưu nhất nhằm phục hình tình trạng mất răng. 

Tuy nhiên, nhiều khách hàng lại băn khoăn rằng không biết răng implant cấy ghép trực tiếp vào xương gò má có thực sự hiệu quả hay không và có thể thay thế hoàn toàn việc ghép xương răng thông thường không. 

Câu trả lời là CÓ bởi vì phương pháp cấy ghép ở xương gò má sẽ làm được rất nhiều việc mà cấy ghép xương răng thông thường chưa thể làm được. 

Cấy ghép implant xương gò má là gì? 
Cấy ghép implant xương gò má là gì? 

Ưu – Nhược điểm của kỹ thuật cấy ghép implant xương gò má 

Ưu điểm của phương pháp cấy ghép xương gò má 

Có thể nói, việc xuất hiện của phương pháp implant xương gò má đã mở thêm hi vọng đối với những bệnh nhân mất răng không có khả năng cấy ghép implant. Bên cạnh đó, phương pháp cấy ghép cũng được đánh giá cao hơn các phương pháp ghép xương cũ cả mặt thẩm mỹ lẫn tính kinh tế, cụ thể: 

Cấy ghép xương gò má sẽ giảm số lượng lần phẫu thuật, nhờ vậy giảm bớt được rất nhiều chi phí vào bệnh viện điều trị. 

Sau khi thực hiện cấy ghép, người bệnh sẽ có răng tạm thời ổn định ngay chứ không cần phải chờ đợi cấy ghép răng sau này. 

Có thể nhanh chóng cải thiện thẩm mỹ, phục hình răng một cách tự nhiên, mang tới cảm giác thoải mái cho người bệnh. 

Có thể đi lại thoải mái ngay sau phẫu thuật mà không lo răng sẽ bị rớt ra ngoài. 

Phương pháp cấy ghép xương gò má không gây đau đớn trên hàm giả và giúp bảo vệ răng dài hạn. 

Là phương pháp phục hồi chức năng nhai lý tưởng đối với những bệnh nhân mắc tiêu biến xương sống hàm và chưa thể thực hiện cấy ghép implant theo phương pháp thông thường. 

Tránh được các biến chứng nặng nề mà ghép xương xảy ra đối với những vùng kế cận như xương hàm. 

Làm giảm các biến chứng nghiêm trọng, làm giảm nhu cầu cấy ghép implant ở khu vực răng kế cận khi neo giữ implant cố định đạt được tại xương gò má. 

Cấy ghép xương gò má có thể giúp điều trị đối với những trường hợp sứt môi, hở hàm ếch bẩm sinh không thể phục hình được bởi những phương pháp khác. 

Có thể bạn muốn đọc thêm: Nhổ Răng Cấm Có Nguy Hiểm Không? Bao Nhiêu Tiền? 1 Số Lưu Ý Khi Nhổ Răng Cấm? 

Nhược điểm của phương pháp ghép xương gò má 

Tuy có quá nhiều ưu thế vượt trội tuy nhiên phương pháp implant xương gò má còn có một số nhược điểm nhỏ sau: 

Vẫn có thể gây ra một số biến chứng sau khi thực hiện cấy ghép. Phổ biến là tình trạng viêm xoang. Tuy nhiên, chỉ cần xét nghiệm trước phẫu thuật và đánh giá xoang, đồng thời thực hiện phối hợp giữa việc tiến hành phẫu thuật ngoài xoang với cả việc cấy ghép xương gò má sẽ đảm bảo an toàn, giảm hoặc loại trừ tối đa được biến chứng trên. 

Một số biến chứng nghiêm trọng khác như là loạn cảm dây thần kinh dưới ổ mắt, lỗ rò mũi xoang và thủng hốc mắt. Các biến chứng trên sẽ xảy đến khi bạn thực hiện cấy ghép ở những cơ sở y tế không đạt chuẩn. 

Cấy ghép implant xương gò má là gì? 
Cấy ghép implant xương gò má là gì? 

Quy trình cấy ghép implant xương gò má diễn ra thế nào? 

Phẫu thuật cấy ghép implant xương gò má là một kỹ thuật khá phức tạp vì trụ implant khá lớn, và rất nhiều các cấu trúc giải phẫu quan trọng. Vì thế, quy trình cấy ghép xương gò má không chỉ phải được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa lành nghề mà môi trường phẫu thuật phải vô trùng, mọi quy trình trước và sau cấy ghép phải chuẩn chỉ. 

Cụ thể, quy trình cấy ghép xương gò má sẽ diễn ra như sau: 

Bước 1: Đánh giá và đưa ra liệu trình phù hợp 

Quá trình cấy ghép xương gò má giống với cấy ghép implant bình thường tuy nhiên cần thực hiện nhiều kỹ thuật phức tạp hơn. Vì thế, việc đầu tiên cần phải thực hiện đó là thăm khám, kiểm tra và đánh giá tổng quan tình trạng răng miệng hiện nay. 

Bác sĩ sẽ dùng máy Scan răng cùng hệ thống Cone Beam CT 3D nhằm mục tiêu chẩn đoán được cụ thể tình trạng tiêu xương hàm cùng tình trạng mất răng hiện tại. Dựa trên kết quả, bác sĩ có thể đề ra phương án điều trị chính xác, đảm bảo tỷ lệ thành công đối với mỗi tình trạng mất răng. 

Bước 2: Xác định vị trí cắm trụ implant 

Khác với phương pháp cấy ghép implant truyền thống, bác sĩ cần cấy ghép xương gò má nhằm đảm bảo trụ implant ở vị trí được cố định vững chắc nhất. Dựa trên trình độ cùng tay nghề, bác sĩ sẽ xác định được vị trí cắm trụ implant với mức độ nông sâu phù hợp để đạt tỷ lệ phục hình răng thành công nhất. 

Bước 3: Phục hình răng thật trên implant 

Sau một khoảng thời gian, nếu trụ implant đã tương thích được với phần xương gò má thì bác sĩ mới thực hiện phục hình trên răng bằng implant. 

Chi phí cấy ghép implant xương gò má bao nhiêu tiền? 

Sở hữu nhiều đặc điểm vượt trội hơn hẳn so với phương pháp ghép xương truyền thống, cấy ghép implant xương gò má đang là sự chọn lựa của rất nhiều người khi muốn phục hình lại răng đã mất. 

Vì là một phương pháp mới, và có đặc điểm kỹ thuật phức tạp cho nên chi phí phẫu thuật có cao hay không, tốn bao nhiêu chi phí cũng là điều được nhiều người thắc mắc. 

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ nha khoa uy tín thực hiện cấy ghép implant vào xương gò má với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, đây là thủ thuật phức tạp, đòi hỏi trình độ tay nghề bác sĩ cao vì vậy bạn không nên tùy tiện chọn một địa chỉ nha khoa không được kiểm định chất lượng. 

Bên cạnh đó hãy hết sức cảnh giác đối với những chiêu trò quảng cáo cấy ghép implant xương gò má giá thấp vì ở đấy có thể ẩn chứa nhiều rủi ro xảy ra nguy hiểm. 

Để có chi phí cấy ghép implant tại xương gò má mới nhất, bạn hãy gọi ngay cho những cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám cùng báo giá cụ thể. 

Bên cạnh đó, chi phí ca phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào dòng trụ implant mà bạn chọn cấy ghép. Nếu chọn trụ cấy ghép từ thương hiệu uy tín, tuổi thọ lâu dài cùng độ tương thích cao thì giá tất nhiên sẽ cao hơn các dòng trụ implant bình thường. 

Ngoài ra, chất liệu răng thật được phục hình trên implant cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng số chi phí cấy ghép implant tại xương gò má. 

Cấy ghép implant xương gò má là gì? 
Cấy ghép implant xương gò má là gì? 

Có thể bạn muốn đọc thêm: Sâu Răng Mặt Ngoài – Mặt Trong Và 1 Vài Cách Xử Lý Phù Hợp

Hướng dẫn chăm sóc sau cấy ghép implant xương gò má 

Thực hiện cấy ghép implant xương gò má là một ca phẫu thuật phức tạp có tác động đến cấu trúc xương. Do đó, việc kiêng cữ sau khi cấy ghép là việc hết sức cần thiết vừa giúp hiệu suất răng implant cao nhất, vừa hạn chế được những tai biến có thể xảy ra. Cụ thể, bạn cũng nên chú ý một vài vấn đề sau au khi cấy ghép implant tại khu vực xương gò má: 

Thời gian đầu tiên, bạn cũng nên thực hiện thao tác ngậm chặt bông gòn nhằm cầm máu. 

1 – 2 ngày sau cấy ghép, những cơn đau nhức dữ dội, nóng rát sẽ khiến bạn cảm giác rất khó chịu. Để giảm cơn đau nhức, bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau nhức được bác sĩ kê toa mà không nên tùy tiện thay đổi thuốc. 

1 -2 ngày đầu tiên chỉ nên rửa răng miệng với nước muối loãng. Sau khi implant đã ổn định vào khoảng 3 – 5 ngày sau cấy ghép, bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng nhẹ nhàng. 

Chế độ ăn uống trong vài ngày sau cấy ghép cũng nên ưu tiên đồ ăn lỏng, nhẹ, dễ hấp thụ. 

Để bảo đảm sức khỏe, bạn cũng nên thường xuyên được bác sĩ nha khoa thăm khám định kỳ để đánh giá tổng quát xem có bất thường gì xảy ra hay không. 

Bài viết trên đã cùng bạn khám phá tất tần tật kiến thức về cấy ghép implant xương gò má là gì và khi nào, bao lâu mới nên áp dụng phương pháp này. Nếu bạn có ý định phục hình thẩm mỹ mất răng với phương pháp implant gò má, vui lòng liên lạc với Sorella để được hỗ trợ chi tiết nhé. 

Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâu
Hotline: 0902752725

» CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội

» CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên

» CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội

» CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

» CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên

» CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

aviator yükle