MỤN BỌC LÀ GÌ? 3 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Tên quảng cáo
Mụn bọc không chỉ gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt mà còn gây ra những đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày của người bị chúng. Để điều trị mụn bọc dứt điểm, an toàn cần điều trị đúng cách, không nên tự ý điều trị tại nhà. Và hôm nay, Sorella sẽ cùng bạn tìm hiểu mụn bọc là gì; cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị của chúng.

Mụn bọc là gì?

Mụn bọc là một vấn đề da liễu khá nghiêm trọng, được tạo nên bởi bã nhờn và vi khuần trong các lỗ chân lông, hình thành nên các nốt mụn viêm có kích thước lớn và sần. Các nốt mụn này ban đầu xuất hiện sâu dưới da, sau đó dần phát triển và lan rộng ra bề mặt làn da. Mụn bọc có thể tiến triển thành mụn mủ, gây áp xe và tạo ra các ổ áp xe lớn hơn hoặc hình thành các “đường hầm” dưới da. Khi mụn mưng mủ, mủ có thể chảy ra và gây ra một mùi hôi vô cùng khó chịu.

Mặc dù mụn bọc được coi là một tình trạng da nghiêm trọng, nhưng khi bạn điều trị y tế hiệu quả và kịp thời, tình trạng sẽ giảm bớt và giúp giảm nguy cơ sẹo. Để điều trị mụn bọc, điều quan trọng nhất bạn cần làm chính là tìm hiểu tình trạng da cùng loại da của mình và tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp nhất và tránh được nhiều các rủi ro không đáng có..

Mụn bọc thường xuất hiện ở các vị trí như vai, ngực, cánh tay trên, mông, mặt và đùi. Việc nhận biết và điều trị kịp thời mụn bọc sẽ giúp cải thiện tình trạng da và tránh được các vấn đề tồi tệ hơn sau này.

Dấu hiệu nhận biết mụn bọc?

Mụn bọc khá dễ để nhận biết; nốt mụn thường sưng to, đỏ, bao quanh mụn khi ấn vào rất cứng, vùng nhân mụn có mủ trắng hoặc vàng. Mụn bọc rất dễ bị vỡ ra khi vô tình đụng vào và kèm theo những cơn đau rát khó chịu tại vị trí mụn trên da. Mụn thường phát triển theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Mụn bắt đầu hình thành do mụn trứng cá bị nhiễm khuẩn. Mọi người thường xuyên nhầm lẫn giữa hai loại mụn bọc và mụn trứng cá ở giai đoạn này bởi các dấu hiệu trong giai đoạn này của mụn bọc khá giống với của mụn trứng cá.
Giai đoạn 2: Sau một thời gian, mụn bắt đầu sưng to, khác với mụn trứng cá, giờ đây, mụn bắt đầu gây đau rát, ửng đỏ và bắt đầu có nhân mủ, sờ vào thấy cứng như hạch.
Giai đoạn 3: Vào giai đoạn cuối cùng, khi mụn đủ chín, sẽ vỡ ra, trong quá trình đấy có thể có máu. Nếu mụn tự vỡ, chảy mủ, có nghĩa là mụn sắp khỏi và lành da. Thời gian mụn chín còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của mụn và từng loại da.

Các loại mụn bọc

Như đã nói ở trên, mụn bọc có những đặc điểm triệu chứng thường gặp như sau: các nốt mụn sưng đỏ, cứng và có vùng xung quanh cứng hơn, nhân mụn có màu vàng hoặc trắng, chứa mủ, chạm vào đau đớn, dễ vỡ và có thể để lại vết thâm lâu.

Mụn bọc được phân loại theo mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được phân loại dựa trên tính chất và hình thái của mụn, bao gồm:

1. Mụn bọc có nhân

Kiểu mụn này gây khó chịu và đau đớn cho người có chúng do bản chất ban đầu của mụn bọc. Loại mụn này không dễ bị vỡ do chúng nằm sâu trong da và nang lông, điều này sẽ ít nhiều tránh khỏi những tác động mạnh làm mụn bị tồn thương, gây áp xe; tuy nhiên, chính vì điều này lại khiến cho thời gian điều trị mụn lâu hơn so với các loại mụn khác. Đặc biệt, do nằm sâu trong nang lông, khi điều trị không đúng cách, sẽ khiến cho mụn rất dễ tái phát và lan rộng ra vùng da xung quanh.

2. Mụn bọc không nhân

Loại mụn này thực chất chính là mụn bọc có nhân, nhưng vì nằm quá sâu trong da và nang lông, nên bề ngoài của chúng chỉ như một cục u lớn, không có đầu trắng; khi chạm vào vẫn cảm thấy đau nhức và cứng, đặc biệt khi bị xưng to. Chính vì nằm quá sâu, khiến cho quá trình điều trị trở nên cực kỳ khó khăn.

3. Mụn bọc bị chai

Mụn bọc bị chai chính là “thành quả” của việc nhân mụn bọc vị vỡ ra nhưng phần nhân chưa được loại bỏ hoàn toàn và nằm sâu dưới da, gây ra mụn bọc cứng. Dễ thấy nhất của mụn bị chai là nhân mụn khô, cứng và nốt mụn màu đen, làm da trở nên không đều màu, làm mất đi sự thẩm mỹ vốn có của làn da.

4. Mụn bọc có mủ

Mụn bọc có mủ xuất hiện do vi khuẩn tạo thành các ổ viêm nặng trên da. Ban đầu, nó có dạng nốt sần cứng và sau đó sẽ bắt đầu sưng to lên kèm theo cảm giác đau nhức. Khi mụn vỡ, nó sẽ tiết ra chất mủ và có thể có máu. Loại mụn này thường để lại vết thâm và sẹo rỗ, cần phải để ý và có những liệu pháp chăm sóc kỹ càng.

5. Mụn bọc có dịch

Mụn bọc có dịch là tình trạng mụn chứa chất lỏng bên trong, bao gồm mủ và máu. Mụn này thường xuất hiện ở vùng quanh mắt, xung quanh miệng, cung môi… và gây sưng đỏ kèm theo cảm giác đau và ngứa, khiến bạn vô thức muốn gãi vào vị trí của mụn; và khi cảm giác đau đớn truyền tới, thì mụn cũng đã vỡ. Cách tốt nhất để trách điều này xảy ra là sử dụng miếng dán mụn để bảo vệ.

6. Mụn bọc có máu

Mụn bọc có máu có hình dáng dễ nhận biết là nốt mụn to và tròn, bên trong chứa mủ và máu, đầu mụn có màu mủ trắng tròn. Loại mụn này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì. Nếu không được xử lý đúng cách, mụn có thể lan nhanh sang vùng da xung quanh, gây ra mụn mới và làm tình trạng da mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Mụn bọc đầu trắng

Mụn bọc đầu trắng tương tự như mụn sữa ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện ở vùng chữ T bao gồm trán, mũi, má, cằm, lưng, vai… Mụn hình thành do phản ứng giữa vi khuẩn và các tế bào miễn dịch, gây ra tình trạng viêm đỏ. Loại mụn này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và khi kéo dài thời gian sẽ hình thành nhân mụn.

Việc nhận biết và hiểu rõ các đặc điểm này giúp chúng ta có cách tiếp cận và điều trị mụn bọc hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây mụn bọc

Nguyên nhân chính gây ra mụn bọc chính là quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, kết hợp với lỗ chân lông bị bít tắc bởi bã nhờn, bụi bẩn, phấn trang điểm, tạo điều kiện vi khuẩn Propionibacterium phát triển. Sự xâm nhập của vi khuẩn này gây tổn thương và khiến cho sự kích ứng của nang lông trở nên nặng hơn, dẫn đến mụn bọc hình thành.

Mụn bọc thường xuất hiện sau mụn trứng cá thông thường và có xu hướng nặng hơn theo thời gian. Sự phát triển của mụn bọc có thể xảy ra khi bạn không vệ sinh da thường xuyên, thậm chí sau rất lâu kể từ lần xuất hiện mụn trước đó đã được điều trị khỏi.

Có một số nguyên nhân khác được xem xét liên quan đến mụn bọc:

1. Yếu tố giới tính: Mụn bọc thường xảy ra ở nam giới, đặc biệt là ở nam giới da trắng và thường trong độ tuổi từ 20 đến 30. Mụn bọc có thể kéo dài trong nhiều năm. Mụn bọc ít phổ biến ở phụ nữ và hiếm gặp ở trẻ em hoặc người cao tuổi.

2. Yếu tố kích hoạt: Mụn bọc thường xuất hiện sau một yếu tố kích hoạt. Testosterone được xem là một yếu tố đóng góp vào sự hình thành mụn bọc, do đặc điểm này thường xuất hiện ở nam giới.

3. Sử dụng steroid đồng hóa: Người tập thể hình sử dụng steroid đồng hóa (nhằm cải thiện cơ thể) có thể gặp mụn trứng cá nghiêm trọng. Trong trường hợp này, nếu xuất hiện mụn bọc trứng cá, nên thông báo cho bác sĩ để được điều trị hiệu quả.

4. Các yếu tố khác: Hormone nội tiết androgen và thuốc điều trị tuyến giáp cũng có thể góp phần vào sự phát triển mụn bọc. Ngoài ra, hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn.

Mụn bọc cũng xuất hiện ở nam giới đã điều trị bằng testosterone và có thể tái xuất hiện sau điều trị. Có một yếu tố di truyền cũng được xem là có liên quan, đặc biệt là trong trường hợp mụn bọc nặng. Mụn bọc cũng thường xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm tuyến mồ hôi có mủ và viêm da mủ hoại thư.

Mụn bọc có nên nặn không?

Không nên cố tình nặn mụn bọc. Lý do là việc nặn mụn bọc bằng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ có thể gây xâm nhập vi khuẩn vào vùng da bị tổn thương, gây ra tình trạng viêm nhiễm và lỗ chân lông bị nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm lan rộng và tạo thành các ổ áp xe dưới da. Điều trị mụn bọc ở giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và có thể để lại sẹo sau khi điều trị.

Cách điều trị mụn bọc

Mụn bọc là một dạng mụn khó điều trị tại nhà vì nó nằm sâu dưới da, khó xác định vị trí và nhân mụn. Thêm nữa khi nặn mụn không đúng cách mụn vỡ ra dễ gây viêm nhiễm cho các vùng lân cận và để lại vết thâm khó chữa. Chính vì thế, khi có dấu hiệu nghi ngờ mụn bọc nên đến cơ sở da liễu để được bác sĩ điều trị và chăm sóc phù hợp với tình trạng của da.
Thông thường, bác sĩ da liễu sẽ điều trị mụn kết hợp giữa các phương pháp loại bỏ mụn bọc kèm thuốc bôi ngoài da như Retinoid, Benzoyl peroxide, Salicylic acid hoặc thuốc kháng sinh tại chỗ như erythromycin, dapsone, clindamycin, sulfacetamide.
Thuốc kháng sinh tại chỗ tuy có tác dụng làm chậm sự phát triển của vi khuẩn nhưng nó cũng có tác dụng phụ là gây đau dạ dày hoặc nấm âm đạo ở phụ nữ vì thế bạn không nên tự ý dùng thuốc khi không được bác sĩ kê đơn.

Những lưu ý khi điều trị mụn bọc tại nhà

Ngoài điều trị mụn bọc theo kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn cũng nên kết hợp điều trị tại nhà để mụn nhanh chóng được loại bỏ, giúp da sớm hồi phục. Cụ thể cần lưu ý những điều sau:
Lưu ý khi điều trị mụn bọc tại nhà
  • Làm sạch da: Khâu làm sạch da rất quan trọng. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hình thành mụn bọc hầu hết là do bụi bẩn làm tắc lỗ chân lông, dẫn đến viêm nhiễm tạo điều kiện cho mụn bọc hình thành. Bạn có thể làm sạch da bằng sữa rửa mặt, tẩy trang và dưỡng da.
  • Không tự ý nặn mụn: như đã đề cập ở trên, mụn bọc nếu nặn không đúng cách sẽ rất nguy hiểm. Chính vì thế, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà. Bạn nên đến cơ sở uy tín để lấy cồi mụn hoặc đợi mụn chin, khô cồi mụn tự vỡ ra thì mới nặn lấy nhân mụn ra.
  • Hạn chế sờ lên mặt: Nhiều bạn khi bị mụn có cảm giác ngứa nên hay sờ tay lên mặt. Việc nàysẽ khiến mụn càng nặng hơn và dễ lây lan sang những vùng khác.
Ngoài ra, cần phải bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời cũng như duy trì tẩy tế bào chết 2-3 lần/tuần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.

Biến chứng mụn bọc có thể xảy ra

Có thể xảy ra các biến chứng khi mắc mụn bọc. Khi da đã hồi phục, có thể xuất hiện các vết thâm đen. Bác sĩ da liễu có thể đề xuất các phương pháp như mài da hoặc lột da bằng hóa chất để điều trị sẹo.

Biến dạng của vùng da tổn thương cũng là một biến chứng nghiêm trọng khi mắc mụn bọc. Do đó, quan trọng là điều trị mụn bọc càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ biến dạng và sẹo do việc phá vỡ cấu trúc mô da.

Sau khi điều trị mụn bọc, có thể xuất hiện di chứng nhân mụn. Nhân mụn chứa keratin, một thành phần quan trọng của da bên ngoài.

Cần lưu ý các tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng thuốc như Accutane (có thể gây trầm cảm, đặc biệt ở thanh thiếu niên; có biến chứng liên quan đến thai kỳ, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, gây bỏng nắng) và Isotretinoin (có thể gây khô da mặt, môi; chảy máu cam; thay đổi tâm trạng bất thường; không được sử dụng khi mang thai)…

Cách chăm sóc và phòng ngừa 

Để chăm sóc và phòng ngừa mụn bọc, hãy tuân thủ các bước sau:

1. Rửa sạch da mặt và toàn thân hàng ngày bằng các sản phẩm nhẹ nhàng như sữa tắm và dầu gội. Với da mặt, hãy sử dụng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da hai lần mỗi ngày. Hạn chế việc sử dụng khăn khô để lau mặt, thay vào đó hãy sử dụng khăn mềm ướt để tránh cọ sát và kích ứng da.

2. Tránh sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc kem chống nắng có thể gây kích ứng da. Hãy chọn những sản phẩm không gây tắc nghẽn lỗ chân lông và không chứa chất gây kích ứng như dầu khoáng, lanolin và paraben. Ngoài ra, hạn chế việc chạm tay lên mặt và tránh nặn mụn để tránh tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn, gây nhiễm trùng và sẹo.

3. Đặt chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu chất xơ, tránh thức ăn có đường và mỡ cao. Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như nicotine và cồn. Hãy tập thể dục đều đặn và giữ một lịch trình ngủ đủ để tăng cường sức khỏe tổng thể và làm sáng da.

4. Bảo vệ da khỏi tác động môi trường. Đeo mũ và áo che nắng khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số bảo vệ SPF cao khi tiếp xúc với ánh nắng.

5. Đặt lịch hẹn với bác sĩ da liễu. Nếu bạn có tình trạng mụn bọc nghiêm trọng hoặc không tự điều trị được, hãy thăm bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chuyên nghiệp.

Tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc da và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên sẽ giúp giảm nguy cơ mụn bọc và duy trì làn da khỏe mạnh.

Tóm lại, mụn bọc là một loại mụn nguy hiểm dễ để lại biến chứng trên da. Nên bạn cần có phác đồ điều trị khoa học để trị dứt điểm mụn không nên tự ý nặn mụn tại nhà. Liên hệ Sorella để được tư vấn với từng trường hợp mụn cụ thể.

Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâu
Hotline: 0902752725

» CS1: Tầng 3, toà nhà số 4 phố Huế, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

» CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên

» CS3: P0503, tầng 5- zone B (bên phải), Park 7, Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội

» CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

» CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên

» CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

aviator yükle