4 loại sẹo bệnh lý thường gặp

Tên quảng cáo

4 loại sẹo bệnh lý thường gặp. Các loại sẹo hình thành trên da gây ảnh hưởng về thẩm mỹ, thể chất và tinh thần, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. 

4 loại sẹo bệnh lý thường gặp

Để điều trị sẹo an toàn và đúng phương pháp, bạn cũng nên biết những nguyên nhân hình thành các loại sẹo khác thường trên cơ thể sau liền vết thương. Hãy cùng Sorella tìm hiểu về 4 loại sẹo bệnh lý thường gặp với bài viết dưới đây.

4 loại sẹo bệnh lý thường gặp
4 loại sẹo bệnh lý thường gặp

Quá trình hình thành sẹo sau liền vết thương

Sẹo hình thành từ sự tổn thương trên da bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoài các tế bào bị tổn thương, hàng rào cơ thể sẽ hình thành lớp tế bào mới trồi lên trên bề mặt da được coi là quá trình vết thương liền da. 

Quá trình vết thương liền da diễn ra thông qua các giai đoạn sưng viêm, tăng sinh và tái tạo tổ chức. 

Giai đoạn sưng viêm 

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình vết thương liền da, nó diễn ra trong vài ngày khi da bị tổn thương, các tế bào mới cùng mô chữa lành vết thương được sản sinh ra nhờ quá trình này. 

Tại khu vực vết thương sẽ có dấu hiệu đỏ sưng, mặc dù máu đã ngừng lưu thông tuy nhiên các chất miễn dịch sẽ sản sinh ngay tại vết thương nhằm làm lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm khuẩn, các vảy trắng xuất hiện trên vết thương cũng là một dấu hiệu của vết thương trong quá trình vết thương liền da. 

Giai đoạn tăng sinh 

Giai đoạn phục hồi tăng sinh thông thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 3-4 tuần. Tại giai đoạn này các mô sợi, collagen, mạch máu được hình thành nhằm tái tạo lại mô bị tổn thương và hàn gắn vết thương. 

Ở giai đoạn phục hồi tăng sinh, bạn phải vệ sinh vết thương kỹ lưỡng, tăng cường hệ thống tuần hoàn để đảm bảo vết thương ít viêm nhiễm, thu nhỏ vết thương lại, giảm thiểu tối đa hình thành sẹo kể cả sẹo bé nhất sau liền vết thương. 

Giai đoạn tái tạo 

Ở giai đoạn này, có vẻ như bề mặt vết thương đã lành hoàn toàn nhưng việc tích luỹ mô mỡ gây sẹo sau liền vết thương diễn ra trên 2 năm, và trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng đầu quá trình hình thành sẹo diễn ra nhanh chóng xác định kích cỡ và tình trạng sẹo trên da. 

Tuỳ theo tình trạng tổn thương của da, mức độ nhiễm trùng của vết thương, vết thương có thể liền sẹo theo một hoặc ba giai đoạn khác nhau:

Liền sẹo kỳ đầu (các vết tổn thương bề mặt da, vết mổ hoặc vết thương nhỏ, lành nhanh, được khâu kín miệng vết thương ngay) 

Liền sẹo kỳ hai (vết thương tổn thương nặng, dập nát, nhiễm trùng, chưa thể khâu kín miệng vết thương) 

Liền sẹo kỳ ba (vết thương dập nát, nhiễm trùng được cắt rạch, thay băng ngay đến khi vết thương được cắt băng hoàn toàn và tiến hành khâu kín kỳ hai). 

Có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng lên quá trình liền vết thương. 

Tuỳ theo tình trạng tổn thương, mức độ xâm lấn, vị trí tổn thương trên cơ thể. .. có thể lưu lại các loại sẹo khác nhau: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường (sẹo bệnh lý). 

<<Tham khảo thêm:6 cách điều trị sẹo rỗ tối ưu nhất

Sẹo bình thường

Một tổ chức sẹo được coi là  bình thường khi sẹo có màu sắc, kích thước và cấu trúc tự nhiên, phù hợp với da xung quanh và không gây ra sự không thoải mái hoặc vấn đề sức khỏe nào.

Điều quan trọng là một tổ chức sẹo bình thường không gây ra cảm giác ngứa, đau đớn, hoặc khó chịu, và không gây ra bất kỳ vấn đề thẩm mỹ đáng lo ngại.

Sẹo bệnh lý

Sẹo bệnh lý là một loại sẹo mà không phải là bình thường hoặc tự nhiên, và thường gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc thẩm mỹ.

Các sẹo bệnh lý có thể xuất hiện sau các vết thương hoặc quá trình lành vết thương không đúng cách, và thường có đặc điểm như:

Kích thước lớn:

Sẹo bệnh lý thường lớn hơn so với sẹo bình thường và có thể chiếm diện tích lớn trên da.

Màu sắc không tự nhiên:

Màu sắc của sẹo bệnh lý thường không phù hợp với màu da xung quanh. Nó có thể xuất hiện với màu đỏ, hồng, tím, hoặc sẫm hơn so với màu da tự nhiên.

Cấu trúc không đồng đều:

Sẹo bệnh lý có thể có cấu trúc không đồng đều, với các đoạn da dày, nổi lên, hoặc lõm sâu.

Gây ra vấn đề sức khỏe:

Sẹo bệnh lý có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như ngứa, đau đớn, viêm nhiễm, hoặc giảm cảm giác.

Gây ra vấn đề thẩm mỹ:

Ngoài các vấn đề sức khỏe, sẹo bệnh lý cũng có thể gây ra tự ti và ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống của người mắc phải.

Một số nguyên nhân gây ra sẹo bệnh lý bao gồm:

Tổn thương da nghiêm trọng hoặc tai nạn.

Phẫu thuật hoặc can thiệp y tế.

Viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng sau vết thương.

Mụn trứng cá hoặc các vấn đề da liên quan.

Sự dị ứng hoặc phản ứng phụ với các sản phẩm da hoặc dược phẩm.

Để điều trị sẹo bệnh lý, có thể cần sử dụng các phương pháp như laser, phẫu thuật, điều trị bằng thuốc, hoặc các phương pháp làm mềm sẹo

<<Tham khảo thêm:Sẹo mụn trứng cá- 4 cách điều trị và loại bỏ

4 loại sẹo bệnh lý phổ biến trên cơ thể sau liền vết thương 

Vết thương nếu không được điều trị phù hợp sẽ mất thời gian lành sẹo, nếu quá to và tổn thương trên da quá nhiều thì sự hình thành, phát triển sẹo sẽ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. 

Sau đây là danh sách các loại sẹo phổ biến trên cơ thể bạn sau khi vết thương liền sẹo: 

Sẹo lồi 

4 loại sẹo bệnh lý thường gặp
4 loại sẹo bệnh lý thường gặp

Đây là một loại sẹo bệnh lý của da, có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với thẩm mỹ, tinh thần và thể chất của người bệnh. 

Sẹo lồi hình thành bởi sự tích luỹ quá nhiều của collagen tại trung bì da – kết quả của việc mất cân đối trong quá trình tổng hợp và quá trình phân giải collagen (sự mất cân đối thường xảy ra trong giai đoạn thứ ba của quá trình liền sẹo và sẽ còn tiếp diễn nếu không được điều trị) mà nguyên nhân bệnh sinh cho đến giờ vẫn còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ. 

Sẹo lồi tuy là khối sẹo phát triển đột ngột, xảy ra các biểu hiện toàn thân như: đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu, nhưng đây là khối sẹo hoàn toàn vô hại, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy có sự phát triển ác tính từ khối sẹo lồi. 

Sẹo lồi được đặc biệt chú ý vì có những đặc điểm nổi trội, mặt khác vì việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa sẹo lồi đến giờ còn đang gặp phải nhiều khó khăn. Sau đây là một vài đặc tính bệnh lý của sẹo lồi: 

Sẹo phát triển liên tiếp, xâm nhập vào lớp biểu bì da lành xung quanh, lấn ra khỏi giới hạn của vết thương ban đầu (như một dấu kim chích, một mụn cóc nhiễm trùng, thậm chí chỉ cần một vết côn trùng cắn cũng có thể hình thành và phát triển nên một khối sẹo lồi). 

Khối sẹo có thể có thời điểm tạm ngừng phát triển nhưng không có dấu hiệu tự mất theo thời gian. 

Có một vài vùng da nhất định trên cơ thể, có khả năng cao hình thành sẹo lồi sau khi bị tổn thương gồm: 

Vùng trán, vành mắt;vùng có râu trên khuôn mặt; 

vùng da dưới xương bả vai và vùng da trên cơ delta của cánh tay; vùng lưng trên và vùng ngực. … Ngược lại, vùng da gan tay, mu bàn chân hoàn toàn không thấy có sẹo lồi sau bất cứ tổn thương nào. 

Giai đoạn phát triển trung bình của cơ thể (khoảng 10-30 tuổi) có nguy cơ gặp sẹo lồi mới cao nhất. 

Tuy không có bằng chứng cho thấy có sự chênh lệch về mức độ bệnh ở nam giới và nữ giới tuy nhiên nguy cơ gặp sẹo lồi nhiều hơn đối với nữ giới (có thể có sự can thiệp của bào thai hoặc khi nữ giới có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ cao hơn đồng nghĩa với việc có khả năng bị sẹo cao hơn). 

Có yếu tố di truyền chi phối việc hình thành và phát triển của sẹo lồi. 

Một điều cũng đáng lưu ý là: các phẫu thuật chữa sẹo thông thường (kể cả phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ) đều khiến tình trạng sẹo lồi trở nên trầm trọng hơn.

Mục đích chữa sẹo lồi là để biến đổi một sẹo bệnh lý trở thành một sẹo bình thường và điều trị, quản lý sẹo trở lại tình trạng bình thường đó.

<<Tham khảo thêm:Sẹo lồi là gì? 5+ phương pháp điều trị sẹo lồi

Sẹo phì đại 

4 loại sẹo bệnh lý thường gặp
4 loại sẹo bệnh lý thường gặp

Sẹo phì đại là một loại sẹo bệnh lý của da nhưng sẹo phì đại có chuyển biến và tiên lượng tốt hơn rất nhiều so với sẹo lồi. 

Sự xuất hiện của sẹo cũng bởi sự mất cân đối giữa hai quá trình sản xuất và phân giải của collagen, tuy nhiên sự mất cân đối này thường là nhất thời và chỉ xảy ra trong giai đoạn thứ hai của của quá trình hình thành sẹo và sự mất cân đối này sẽ được khắc phục trong giai đoạn thứ ba và sau thời gian dài phát triển, sẹo sẽ từ từ thoái lui để có xu hướng phục hồi như một sẹo bình thường. 

Trong giai đoạn đầu, sẹo phì đại cũng phát triển lớn hơn trở thành khối cứng, sưng đỏ, cũng gây ngứa ngáy, đau đớn dữ dội cho bệnh nhân và tại giai đoạn đầu có nhiều trường hợp cũng khó nhận biết được giữa một sẹo phì đại với một sẹo lồi thực sự. 

Tuy vậy, sẹo phì đại có một vài đặc trưng lâm sàng riêng biệt như sau: 

Sẹo thông thường sẽ phát triển theo một thời gian cố định và khối sẹo phát triển không thoát ra khỏi giới hạn của tổn thương ban đầu (khối sẹo có thể lớn hơn về kích cỡ nhưng không theo hướng xâm lấn mà lại là đẩy da lành ra xung quanh). 

Sẹo có xu hướng tự thoái lui theo thời gian, tuy vậy chưa thể biết được chính xác thời gian mà một sẹo phì đại thực sự ngừng phát triển và thoái lui (thông thường là khoảng 12-18 tháng). 

Có thể bắt gặp sẹo phì đại tại bất cứ vùng da nào trên cơ thể, bất cứ giai đoạn phát triển nào của sẹo mà không có yếu tố thể địa, tính di truyền và không có sự chênh lệch về nguy cơ mắc sẹo giữa đàn ông và phụ nữ. 

Trái ngược với sẹo lồi, nếu phẫu thuật chỉnh sửa sẹo (đúng kỹ thuật) với sẹo phì đại thật sự, sẽ có tác dụng tốt về mặt thẩm mỹ. 

Sẹo lõm 

4 loại sẹo bệnh lý thường gặp
4 loại sẹo bệnh lý thường gặp

Sẹo lõm hay thường gọi là sẹo teo (atrophic scar): giống với tên gọi, nó cũng là một loại sẹo khác thường có hình dáng và kết cấu ngược lại với sẹo lồi, sẹo phì đại. 

Sẹo là các lỗ, rãnh sâu, thấp trên vùng da lành chung quanh – kết quả của sự mất hoặc suy giảm các tổ chức tế bào của trung bì da và mô dưới da đặc biệt là mô sợi, cơ, mỡ do quá trình phục hồi của các tổn thương da. 

Các sẹo lõm, sẹo teo thường xuất hiện sau khi điều trị loại bỏ nhân mụn, các ổ nhiễm trùng của da doi nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, dịch đậu mùa hoặc các ổ viêm hoại tử da có liên quan với việc sử dụng steroid tại chỗ. .. 

Các sẹo loại này thông thường không gây ra những biểu hiện toàn thân như đỏ, đau hoặc căng da tuy nhiên nó có ảnh hưởng không nhỏ đối với thẩm mỹ của vùng da, đôi khi sẹo cũng hình thành ra các túi, hoặc lỗ chứa đựng bã nhờn, chất dơ cùng vi khuẩn. .. và dễ gây ra các ổ viêm nhiễm mới cho da. 

Các phương pháp gây tổn thương trên vùng sẹo nhằm tạo cơ hội cho sẹo phát triển, được cho là có tác dụng cải thiện tình trạng sẹo lõm cực tốt. Sẹo giãn (stretch marks). Các vết nứt da là một dạng thông dụng nhất của loại sẹo lõm

Sẹo giãn 

4 loại sẹo bệnh lý thường gặp
4 loại sẹo bệnh lý thường gặp

Các vết rạn da là một dạng thông dụng nhất của loại sẹo giãn. 

Sẹo giãn có thể xuất hiện ở các vùng da rất bình thường (không có tổn thương da tại đấy) hoặc có thể chuyển biến từ một sẹo bình thường, một sẹo lồi đã được chữa trị ổn định sang một sẹo phì đại đã bị thoái lui. 

Sự xuất hiện của sẹo giãn được cho là kết quả của sự căng giãn da quá mức trong một thời gian nhất định chẳng hạn: sinh nở, tăng – giảm cân quá mức hoặc tăng hormone corticosteroid đột ngột cũng được cho là tác nhân gây ra tình trạng này. 

Cũng tương tự với bất cứ loại sẹo nào, rạn da luôn tồn tại mãi mãi, không thể nào biến mất vĩnh viễn, chỉ có thể tác động để cải thiện tình trạng sẹo một cách thẩm mỹ. 

Hầu hết các trường hợp rạn da xuất hiện sau sinh nở, sau sử dụng corticosteroid, hoặc tăng giảm cân quá mức. .. thường có xu hướng tự tái tạo hoặc sau điều trị với RF, fractional laser. .. ; các sẹo giãn bắt nguồn từ các loại sẹo lồi có khả năng cải thiện tốt mặt thẩm mỹ sau can thiệp phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

Điều trị sẹo sau lành tổn thương thế nào? 

Sau đây là một vài chú ý khi điều trị từng dạng sẹo: 

Bạn cần nắm bắt đúng giai đoạn vàng trong quá trình trị sẹo, đó là thời kỳ cuối tăng sinh và thời kỳ đầu tái tạo da, nếu tác động đúng thời điểm sẽ góp phần điều hoà việc sản xuất collagen vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. 

Rất khó phân biệt sẹo lồi và lõm trước khi sẹo xuất hiện, vì thế bạn hãy sử dụng sản phẩm trị sẹo có tác dụng trên cả hai dạng sẹo này 

Bạn cũng nên sử dụng các chế phẩm tăng cường lưu thông máu và chống nhiễm trùng giúp tổn thương mau lành lại và để các mô sẹo xuất hiện nhỏ hơn, nhanh hơn. 

Nếu điều trị với các sản phẩm kem điều trị sẹo, làm mờ sẹo không thành công, bạn hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để có thể điều trị sẹo rỗ với các biện pháp bằng phẫu thuật, sử dụng công nghệ laser. ..

Hotline: 0902752725

✅CS1: 12 ngõ 55 Vân hồ 2, HBT, HN

✅CS2: penhouse Tầng 9, toà nhà 15A Nguyễn Khang , Cầu giấy, HN

✅CS3: Shophouse 0204, tầng 2, tòa Park 8, Times city, HN

✅CS4: 98C Chiến Thắng, Văn Quán Hà Đông HN

✅CS5: Tầng 3, Toà nhà số 6N16 Khu đô thị mới đường Lê Thái Tổ, p.Võ Cường, Tp. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

✅CS6: 105 Núi Trúc,Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

aviator yükle