7 dấu hiệu cho biết tóc cần phục hồi. Phục hồi tóc là quy trình chăm sóc chuyên sâu dành cho mái tóc hư tổn, đã được uốn, nhuộm, tạo kiểu nhiều lần.
Contents
- 1 7 dấu hiệu cho biết tóc cần phục hồi
- 2 Phục hồi tóc là như thế nào? Khi nào bạn cần thiết phải phục hồi tóc?
- 3 7 dấu hiệu cho biết tóc phải phục hồi
- 4 Các dịch vụ phục hồi tóc phổ biến ở salon??
- 5 Phục hồi tóc tại nhà thế nào?
- 6 Chi phí phục hồi tóc?
- 7 Một vài lưu ý khi tiến hành phục hồi tóc.
- 7.1 Giai đoạn 1: Điều trị hư tổn trên tóc
- 7.2 Giai đoạn 2: Phục hồi tóc hư tổn
- 7.3 Giai đoạn 3: Bảo vệ tóc
- 7.4 Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâuHotline: 0902752725
- 7.5 » CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 7.6 » CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 7.7 » CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
- 7.8 » CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- 7.9 » CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 7.10 » CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
7 dấu hiệu cho biết tóc cần phục hồi
Phục hồi tóc gồm nhiều phương pháp điều trị, phụ thuộc vào từng tình trạng tóc khác nhau như: xoăn rối, gãy rụng, kém sức sống.
Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu khi nào bạn cần phục hồi tóc, để có phương pháp chăm sóc phù hợp, giúp nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt và chắc khoẻ bạn nha!
Phục hồi tóc là như thế nào? Khi nào bạn cần thiết phải phục hồi tóc?
Phục hồi tóc là phương pháp chăm sóc cần thiết, giúp cải thiện những tổn thương trên tóc bởi hoá chất và tác động của ngoại cảnh gây nên.
Theo thời gian, lượng dưỡng chất được cung cấp sẽ tạo thành một hàng rào chắc chắn, có vai trò che chở tóc trước tác nhân gây tổn hại.
Phương pháp phục hồi được phân làm hai dạng chính:
Phục hồi cục bộ:
Ủ tóc là dạng tiêu biểu của phương pháp phục hồi ngắn hạn.
Tóc sẽ suôn mượt trở lại sau một vài phút thực hiện.
Tuy nhiên, thời gian duy trì không lâu, thông thường sẽ kéo dài được 1-2 tháng nếu có phương pháp chăm sóc đúng.
Phục hồi tóc toàn diện:
Đây là phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng tóc ở tận sâu bên trong, cần phải kiên nhẫn, vì thời gian thực hiện lâu, giá thành cao nhưng tác dụng đem lại lâu dài.
<<Tham khảo thêm:Cấu tạo và 6 chức năng của tóc
7 dấu hiệu cho biết tóc phải phục hồi
Có thể nhận biết được mức độ khô xơ trên mái tóc, bao gồm:
Rối và khó điều chỉnh:
Nếu tóc của bạn trở nên khô và rối, có thể là dấu hiệu của sự tổn thương hoặc thiếu dưỡng chất.
Gãy rụng:
Tóc yếu và bị gãy là một dấu hiệu rõ ràng của sự hỏng hóc. Nếu bạn thấy tóc của mình gãy rụng nhiều, đặc biệt là ở phần đuôi hoặc gần đầu, đó có thể là một dấu hiệu cần phục hồi.
Thô ráp và khô:
Nếu tóc của bạn trở nên thô ráp và khô, có thể là do mất đi dầu tự nhiên và dưỡng ẩm. Điều này có thể gây ra do sử dụng quá nhiều sản phẩm hóa học hoặc tác động của môi trường.
Thưa tóc:
Nếu bạn thấy tóc mất dần số lượng và trở nên thưa thớt, có thể là do sự tổn thương và suy yếu của tóc.
Chẻ ngọn:
Tóc bị chẻ ngọn là một dấu hiệu rõ ràng của sự tổn thương. Nếu bạn thấy tóc của mình có nhiều chẻ ngọn, đó có thể là một dấu hiệu cần phục hồi.
Mất độ bóng:
Nếu tóc mất đi sự bóng bẩy và độ mềm mại, có thể là dấu hiệu của việc mất dưỡng chất và sức sống.
Độ đàn hồi kém:
Nếu tóc trở nên cứng và mất đi độ đàn hồi, đó cũng là một dấu hiệu rõ ràng của sự tổn thương và yếu đuối.
Nếu bạn nhận ra bất kỳ dấu hiệu nào như vậy trên tóc của mình, hãy xem xét các biện pháp phục hồi như sử dụng dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm, giảm tác động nhiệt và hóa chất, cắt đuôi tóc định kỳ và bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống hoặc thêm các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp.f
<<Tham khảo thêm:Những nguyên nhân gây rụng tóc và 3 cách điều trị rụng tóc phổ biến
Các dịch vụ phục hồi tóc phổ biến ở salon??
Dịch vụ phục hồi tóc ở các salon thường dựa trên hai dịch vụ chủ yếu bao gồm:
Nhuộm phục hồi
Đây là liệu pháp nhuộm tóc sử dụng các sản phẩm thuốc nhuộm có màu đậm cùng nhiều thành phần dưỡng chất.
Quá trình thực hiện sẽ tạo thành lớp màng bền chắc, giúp cho kết cấu bên trong tóc không bị tổn thương do các yếu tố gây hại.
Ngoài ra, protein keratin có trong các sản phẩm trên sẽ thực hiện vai trò gắn kết mô tóc bị khô, gãy, xơ trở nên bền chặt hơn.
Ngoài ra, nhuộm phục hồi cũng được đánh giá cao bởi tác dụng làm tăng sản xuất collagen, giúp tóc không bị xơ, khô, trái lại trở nên dày dặn, bồng bềnh và óng ả hơn.
Vậy nên nó được xem là lựa chọn lý tưởng đối với những ai đang muốn thay đổi màu tóc nhưng lo sợ tình trạng chẻ ngọn. Xét về tác dụng, nhuộm phục hồi tóc có thể giúp cải thiện được khoảng 50% – 80% tình trạng tóc.
Tuy nhiên, khuyết điểm của phương pháp này là không thể giữ được màu lâu bằng thuốc nhuộm bình thường.
Thời gian lên màu lâu hơn trong khoảng 1 – 2 tháng ngay từ khi thực hiện.
Sau 2 tháng, dưới tác dụng của các lần gội đầu, tia nắng mặt trời, bụi bẩn, . .. tóc sẽ có hiện tượng phai màu, trở nên sáng và bóng như mới.
Chưa hết, phần tóc mọc thêm có thể phân làm 2 màu, bao gồm màu tự nhiên và màu nhuộm.
Màu nhuộm sẽ bám trên tóc suốt một khoảng thời gian cực lâu, có thể lên đến nhiều năm. Hạn chế của phương pháp này là khó thay đổi màu tóc, trong trường hợp muốn thay đổi màu tóc, biện pháp duy nhất là nhuộm lại, hoặc phải cạo bỏ phần tóc nhuộm phục hổi trước đó.
Tuy nhiên, phần dưỡng chất phục hồi chỉ có hiệu quả khoảng 2 – 3 tháng.
Để tóc chắc khoẻ, bạn phải thực hiện đầy đủ các dịch vụ chăm sóc tóc phục hồi khác.
<<Tham khảo thêm:Các phương pháp cấy tóc và 1 số hiểu lầm về cấy tóc
Gội phục hồi
Đây là liệu pháp phục hồi tóc phù hợp đối với những ai chỉ muốn chăm sóc nhẹ nhàng, không muốn thay đổi nhiều hơn về màu sắc.
Một liệu trình sẽ bao gồm nhiều công đoạn sau: gội, xả, ủ tóc, sử dụng gel xả, kem ủ, dầu gội, . .. Ngoài ra, tuỳ thuộc theo từng thương hiệu sản phẩm sử dụng mà quá trình chăm sóc sẽ có nhiều sự khác biệt nhau.
Keratin phục hồi tóc
Keratin là một loại protein cấu trúc chủ yếu trong tóc, da, móng và các cấu trúc biologis khác của động vật, bao gồm cả người. Nó là một phần quan trọng của cấu trúc bên trong và bên ngoài của tóc, giúp tạo nên sự mạnh mẽ, độ bóng và độ đàn hồi của tóc.
Keratin được tổng hợp từ các amino acid, trong đó có cysteine, một amino acid chứa sulfur, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành các liên kết sulfur giữa các chuỗi keratin, tạo ra cấu trúc 3 chiều chắc chắn và linh hoạt.
Sự mất đi keratin có thể dẫn đến tóc yếu, khô, rối, gãy và mất độ bóng. Do đó, việc bổ sung keratin thông qua các sản phẩm chăm sóc tóc có thể giúp tái tạo và bảo vệ cấu trúc tóc, giúp tóc trở nên mạnh mẽ, săn chắc và bóng mượt hơn.
Đối với liệu trình phục hồi tóc, keratin được sử dụng dưới dạng tổng hợp hoặc tự nhiên thông qua các sản phẩm chăm sóc, giúp cải thiện đáng kể tình trạng hư tổn, rối, không giữ nếp.
Liệu pháp này thích hợp với hầu như mọi kiểu tóc, đặc biệt là những ai hay nhuộm, uốn để làm thẳng, tóc xơ rối, khô và kém óng ả.
Theo thống kê, quy trình phục hồi với keratin bình thường sẽ tốn khoảng 3 – 5 giờ đồng hồ phụ thuộc vào mức độ dài ngắn và dày mỏng của mái tóc.
Phương pháp này sẽ giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khoẻ, bóng mượt trong khoảng 3 tháng. Mức giá cho mỗi lần thực hiện khá cao, khoảng trên 1 – 2 triệu đồng.
Do đó, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ những mong muốn cũng như khả năng kinh tế trước khi thực hiện liệu trình phục hồi keratin cho tóc.
Phục hồi tóc tại nhà thế nào?
Các phương pháp phục hồi tóc tại nhà vô cùng phong phú.
Tuỳ theo mỗi tình trạng, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn cách phù hợp.
Dầu gội phục hồi tóc
Đối với dầu gội phục hồi, bạn cũng nên lựa chọn sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được mua tại địa chỉ uy tín nhằm đảm bảo hiệu quả cao cũng như không gây tổn hại tóc trong khi sử dụng.
Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp căn cứ theo tình trạng tóc đang mắc phải, cụ thể như sau:
Dầu gội phục hồi tóc Olaplex:
Phù hợp với mái tóc bị hư tổn nhiều sau khi uốn, nhuộm, muốn phục hồi nhưng vẫn duy trì được màu sắc mái tóc.
Dầu gội Joico:
Phù hợp với tóc hư tổn nhiều, chẻ ngọn sau khi duỗi, nhuộm, giúp phục hồi mái tóc suôn mịn và hạn chế gãy rụng.
Dầu gội phục hồi Nashi:
Phù hợp với tình trạng tóc đang bị gãy rụng, khô xơ nhưng vẫn muốn uốn, nhuộm hoặc duỗi.
Phục hồi tóc bằng cách ủ tóc với các thành phần tự nhiên:
ví dụ như mật ong, baking soda, dầu ô liu, dấm gạo, tinh chất tràm trà, . ..
Đây là các thành phần sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết, từ đó giúp mái tóc trở nên mượt mà, chắc khoẻ hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, so sánh với các sản phẩm chăm sóc trên thị trường, hiệu quả phục hồi đem lại sẽ chậm hơn.
Do đó, bạn phải thật sự kiên nhẫn mới có được kết quả như ý.
Chi phí phục hồi tóc?
Chi phí phục hồi tóc ở nhà và salon sẽ có nhiều khác biệt.
Tại salon, quá trình thực hiện bài bản, chuyên sâu, hiệu quả nhanh chóng cùng bảo hành dài lâu cho nên bảng chi phí cũng khá cao.
Thông thường, giá sẽ nằm trong tầm khoảng 500.000 – 5.000.000 VNĐ trên một lần thực hiện phụ thuộc theo mỗi cơ sở.
Trong khi đó, việc thực hiện ở nhà sẽ nhanh hơn vì nguyên vật liệu dễ tìm.
Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian công sức và hiệu quả thì cũng rất chậm.
Hãy cân nhắc lựa chọn phương pháp phục hổi phù hợp tình trạng tóc mà bạn đang gặp phải là vô cùng cần thiết.
Một vài lưu ý khi tiến hành phục hồi tóc.
Quy trình tiến hành phục hồi tóc phải diễn ra theo 3 giai đoạn, bạn cũng nên chú ý thực hiện đúng mới có được hiệu quả như mong muốn:
Giai đoạn 1: Điều trị hư tổn trên tóc
Tóc nhuộm nếu tiếp xúc nhiều với nhiệt độ sẽ dễ bị khô xơ và hư tổn.
Do đó, trước khi phục hồi, bạn cần dừng ngay việc sử dụng các biện pháp làm đẹp này.
Tất cả các loại hoá chất dùng để chế nhuộm, uốn, duỗi, . .. sẽ không chỉ gây tổn hại đối với tóc mà còn tác động trực tiếp lên cơ thể.
Ngoài ra, trước khi thực hiện phục hồi, bạn cũng nên cân nhắc thêm một vài vấn đề như sau: Không gội đầu liên tục:
Điều này sẽ cuốn trôi đi lượng dầu tự nhiên trên tóc, khiến lớp biểu bì bên ngoài của tóc dễ giãn nở, tạo cảm giác khô xơ và kém sức sống.
Theo đó, bạn chỉ nên gội đầu từ 1 – 2 lần mỗi tuần, ngoài ra cũng nên lựa chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên từ tinh dầu chanh, sả, bưởi, .
Ngoài ra, bạn cần hạn chế dùng nước gội đầu quá nóng hoặc quá lạnh hay dùng dầu gội chứa nhiều sulfate bởi dễ gây kích ứng cho tóc.
Hạn chế dùng máy sấy tóc:
Sau khi gội xong, bạn hãy ủ tóc lại với khăn ấm rồi để khô tự nhiên, không nên dùng máy sấy.
Nếu bạn muốn nhanh hơn có thể cân nhắc sử dụng với quạt để làm khô tóc nhanh hơn.
Nhiệt độ của máy sấy cho dù là mức độ thấp nhất cũng có nguy cơ khiến tóc hư tổn.
Hạn chế chải tóc:
Chải tóc nhiều và sử dụng bàn chải nhựa răng nhỏ sẽ không có tác dụng đối với tóc.
Vì vậy, bạn cần hạn chế chải khi ướt và hãy chọn chiếc lược thật thưa nhằm hạn chế tình trạng gãy rụng.
Giai đoạn 2: Phục hồi tóc hư tổn
Ủ tóc:
Bạn nên dưỡng tóc 2 lần/tuần. Đây là công đoạn chăm sóc tóc không thể bỏ qua trước khi tiến hành phục hồi.
Theo đó, bạn có thể sử dụng dịch vụ ở salon hoặc tìm mua sản phẩm dưỡng, mặt nạ để dùng tại nhà.
Ngoài các loại mỹ phẩm chăm sóc, dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu mè, . .. cũng là những gợi ý vô cùng tuyệt vời.
Đắp mặt nạ tự nhiên dưỡng tóc:
Những thành phần dưỡng chất trong mặt nạ tự nhiên sẽ thấm sâu vào chân tóc, giúp tóc sớm được phục hồi tối ưu.
Một số gợi ý phù hợp theo mỗi tình trạng tóc như:
Tóc khô và rụng nhiều: Dùng mặt nạ đất sét kết hợp lòng đỏ trứng.
Tóc khô, xơ: Dùng mặt nạ mật ong hoặc bơ.
Dưỡng tóc:
Sau khi gội đầu sạch và tóc đã khô ráo, bạn nên dùng một số tinh dầu giúp bảo vệ tóc trước những tác nhân gây tổn hại ở bên ngoài. Bạn hãy mua loại tinh dầu trên ở các shop mỹ phẩm hoặc dùng một số loại tinh dầu khác, ví dụ: Tinh dầu Argan 100% thiên nhiên, tinh dầu bảo vệ tóc SDL Alfaparf Milano, hay một vài loại tinh dầu thiên nhiên khác.
Mát xa da đầu:
Mát xa giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp tóc rụng nhiều và mau dài ra.
Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp giảm stress vô cùng hiệu quả. Bạn hãy áp dụng mỗi ngày và dùng kèm các loại tinh dầu sau: tinh dầu cây tuyết tùng, tinh dầu oải hương thảo, . ..
Giai đoạn 3: Bảo vệ tóc
Chế độ ăn uống với một thực đơn ăn uống khoa học sẽ giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh sâu bên trong, giúp việc hồi phục mái tóc hư tổn diễn ra hiệu quả hơn.
Cụ thể, bạn hãy bổ sung nhiều nước lọc mỗi ngày, bổ sung nhiều thức ăn chứa protein, chất béo tốt, vitamin, khoáng chất và tránh khói thuốc lá.
Bảo vệ tóc
Luôn đeo nón hoặc bịt dù khi di chuyển ra ngoài trời nhằm tránh những tác nhân từ gió, mưa bão, mây mù, và khói bụi cũng gây tổn hại tới mái tóc. Nên dùng nón dù khi bơi lội, tránh chải tóc bởi nồng độ clo trong nước biển cũng có thể gây tổn hại tóc.
Có thể dùng tinh dầu thiên nhiên giúp bảo vệ tóc một cách toàn diện.
Cắt tỉa tóc
Bạn cũng nên hình thành thói quen cắt tỉa tóc thường xuyên nhằm loại bỏ được những phần tóc đã bị hư tổn.
Cắt tỉa tóc thường xuyên sẽ hạn chế phần đuôi tóc bi khô, xơ hay chẻ ngọn, giúp mái tóc chắc khoẻ thêm và các bộ phận mới không bị hư hại theo.
Trên đây là những chia sẻ về các vấn đề liên quan đến quy trình hồi phục tóc, một số phương pháp đang được ưa thích nhất ngày nay.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có được nhiều thông tin bổ ích về mái tóc của mình.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâu
Hotline: 0902752725
» CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
» CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
» CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
» CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Vitamin D3 có tác dụng gì? Top 4 tác dụng chính của vitamin D3
- Mô tả chi tiết dịch vụ PROFESSIONAL PERSONAL PEELING PROGRAM tại Sorella Beauty & Spa 2023
- Is Laser Skin Resurfacing Effective? Pros and Cons? 3+ Things to Consider
- Top 10 reputed pimple extraction centers in Hanoi
- 4 lý do nên tiêm meso điều trị rụng tóc