Contents
- 1 Thực đơn cho người thiếu máu trong 7 ngày
- 1.1 Bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân bệnh thiếu máu ở người lớn
- 1.2 Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu
- 1.2.1 Thực đơn cho người thiếu máu ngày đầu tiên
- 1.2.2 Thực đơn cho người thiếu máu ngày thứ 2
- 1.2.3 Ngày thứ 3 thực đơn cho người thiếu máu
- 1.2.4 Thực đơn cho người thiếu máu ngày thứ 4
- 1.2.5 Ngày thứ 5 của thực đơn cho người thiếu máu
- 1.2.6 Thực đơn cho người thiếu máu ngày thứ 6
- 1.2.7 Ngày thứ 7 của thực đơn cho người thiếu máu
- 1.3 Người thiếu máu không nên ăn gì?
- 1.4 1. Nhóm các thực phẩm giàu canxi: hải sản, sữa chua, phô mai,…
- 1.5 2. Nhóm các thực phẩm có tanin: các loại trà, rượu vang, cà phê,…
- 1.6 3. Nhóm các thực phẩm có thành phần gluten lớn: bánh mỳ, mì ống,…
- 1.7 4. Nhóm thực phẩm chứa axit oxalic: khế, củ cải đường, đậu phộng, rau bina,…
- 1.8 5. Thiếu máu không nên ăn gì, uống gì – Rượu bia
- 1.9 6. Các món ăn được chế biến quá kỹ
- 1.9.1 Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâuHotline: 0902752725
- 1.9.2 » CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
- 1.9.3 » CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 1.9.4 » CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
- 1.9.5 » CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
- 1.9.6 » CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
- 1.9.7 » CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
Thực đơn cho người thiếu máu trong 7 ngày
Thiếu máu là tình trạng không hề hiếm với con người, bất cứ ai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Vì vậy việc xây dựng thực đơn cho người thiếu máu là một điều vô cùng cần thiết. Đối với người thiếu máu, việc chú ý lựa chọn những thức ăn có bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để bổ máu, tăng sức khoẻ và sức đề kháng là rất cần thiết. Dưới đây, Sorella sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn cho người thiếu máu
Bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân bệnh thiếu máu ở người lớn
Theo các chuyên gia y tế, thiếu máu là một tình trạng mà máu ngoại vi bị thiếu huyết sắc tố và hồng cầu, dẫn đến sự thiếu oxy cho các mô tế bào trong cơ thể. Hemoglobin (HgB) là một loại protein chứa nhiều sắt, có vai trò quan trọng trong việc mang lại màu đỏ cho máu. Đồng thời, Hemoglobin cũng giúp hồng cầu vận chuyển khí oxy từ phổi đến các cơ quan khác trên cơ thể.
Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu, bao gồm:
- Thiếu máu do sự thiếu hụt acid folic thường xảy ra ở các bệnh nhân có thói quen nghiện rượu, khả năng hấp thu kém, và sử dụng các loại thuốc ngừa thai…
- Do bất thường di truyền: Sự bất thường trong cấu trúc chuỗi Hemoglobin của hồng cầu dẫn đến việc rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu, gây ra bệnh Thalassemia. Thalassemia thường được chia thành hai dạng bệnh là beta-thalassemia và alpha-thalassemia.
- Thiếu máu do thiếu sắt có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý gây mất máu như nhiễm giun móc, viêm loét dạ dày, hiện tượng cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, và tình trạng u chảy máu trĩ…
- Thiếu Vitamin B12 do các yếu tố như cắt bỏ một phần dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hoặc cắt đoạn của ruột non. Một số người không thể hấp thụ đủ lượng vitamin B12 dù tiêu thụ đủ. Kết quả là gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin, còn được gọi là thiếu máu ác tính.
- Thiếu máu do tán huyết miễn dịch xảy ra khi trong cơ thể có sự hiện diện của các kháng thể không bình thường chống lại hồng cầu, gây ra sự vỡ nứt của hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu.
- Thiếu máu do suy tủy xương là kết quả của tình trạng tủy xương không đạt được sự sản xuất đủ tế bào máu cần thiết cho cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này có thể bao gồm nhiễm trùng, tác động của hóa chất, tia xạ, yếu tố di truyền hoặc nguyên nhân không rõ ràng.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu máu chính là thiếu các chất như sắt, vitamin B12, axit folic,… Do vậy trong món ăn của người bị bệnh thiếu máu cần bổ sung thực phẩm giàu axit amin, trong đó bao gồm:
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B
Các dẫn xuất của vitamin B gồm vitamin B1, B3, B5, B7, B9 và B12 sản sinh hemoglobin quan trọng cho hồng cầu giúp máu đỏ và giàu oxy hơn. Thực phẩm chưa nhiều vitamin cần bổ sung bao gồm: Trứng, nội tạng, cá hồi, hoa quả,….
Thực phẩm chứa nhiều sắt
Thiếu sắt chính là nguyên nhân khiến cơ thể không sản sinh đủ hồng cầu dẫn đến hiệu quả vận chuyển oxy bị suy giảm. Chính vì vậy cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt khi xây dựng thực đơn cho người thiếu máu. Các thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể bổ sung như: Thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, rau xanh, ngũ cốc, trái cây khô, các loại cây họ đậu,…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc sản sinh tế bào hồng cầu của cơ thể. Khi cơ thể thiếu vitamin C có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng hồng cầu. Vì thế nên thực đơn cho người thiếu máu cần bổ sung thêm các loại quả họ chanh cam bưởi, ổi, dâu tây, bắp cải xanh,… Các loại quả giàu vitamin C này sẽ giúp tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể, đồng thời làm tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu
Những người bị bệnh thiếu máu cần ưu tiên các loại thực phẩm giàu sắt giúp hỗ trợ việc bổ sung và tái tạo máu cho cơ thể. Các loại thực phẩm điển hình được lựa chọn và sắp xếp vào thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu bao gồm: Thịt đỏ, trứng, thịt gà, rau xanh, các loại đậu, hạt ngũ cốc,… Cụ thể thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu như sau:
Thực đơn cho người thiếu máu ngày đầu tiên
Bữa sáng: 2 lát bánh mì nguyên hạt, 5-6 hạt hạnh điều, hạt hạnh nhân. Bạn có thể uống 1 ly sữa hoặc ăn nhẹ các loại trái cây như chuối, táo, ổi.
Bữa trưa: Bổ sung các loại cá như cá hồi chứa nhiều sắt, các loại rau xanh có nhiều vitamin như rau cải xanh, rau bina.
Bữa tối: Thịt gia cầm như gà/vịt, thịt bò và bông cải xanh, khoai lang.
Thực đơn cho người thiếu máu ngày thứ 2
Bữa sáng: Bột ngũ cốc, bột yến mạch và 1 quả chuối.
Bữa trưa: Khoai tây, thịt gà, rau sống và các loại đậu như đậu lăng, đậu que.
Bữa tối: Thịt heo nướng với rau bina và đậu khuôn.
Ngày thứ 3 thực đơn cho người thiếu máu
Bữa sáng: Bánh mì nướng hoặc ngũ cốc, salad cà chua, trứng và bơ.
Bữa trưa: Thịt bò xào súp lơ, cà rốt, rau xanh và 1 quả chuối tráng miệng.
Bữa tối: Bò sốt cà chua, gà nướng ăn kèm mì ống spaghetti sốt cà.
Thực đơn cho người thiếu máu ngày thứ 4
Bữa sáng: 3 lát bánh mì nướng nguyên cám, 1 cốc sữa, ăn kèm trái cây chứa vitamin C như ổi, cam, kiwi,…
Bữa trưa: Cá hun khói hoặc canh cá cà chua, thịt heo xào bông cải xanh, khoai tây nghiền.
Bữa tối: Bổ sung tinh bột như cơm/khoai lang, tôm xào thịt, rau cải luộc.
Ngày thứ 5 của thực đơn cho người thiếu máu
Bữa sáng: Bột ngũ cốc, yến mạch với sữa chua, 1 quả trứng gà luộc, 1 quả táo.
Bữa trưa: Thịt gà rang, rau xanh luộc và táo hoặc lê tráng miệng.
Bữa tối: Thịt heo luộc, rau xào hoặc salad, trái cây.
Thực đơn cho người thiếu máu ngày thứ 6
Bữa sáng: Bánh mì phết mứt dâu, 1 ly sữa hoặc 1 quả trứng luộc, 1 quả cam vào bữa xế.
Bữa trưa: Khoai lang nướng, thịt kho trứng và rau xanh luộc.
Bữa tối: Cá hấp, cà ri và khoai tây nghiền, đậu lăng.
Ngày thứ 7 của thực đơn cho người thiếu máu
Bữa sáng: 3 lát bánh mì nướng và ngũ cốc ăn sáng, 1 ly trà chanh mật ong.
Bữa trưa: Thịt gà/vịt kho, khoai tây nghiền và bông cải xanh luộc.
Bữa tối: Mì trộn thịt bò sốt cà chua, salad rau củ, ăn trái cây.
Người thiếu máu không nên ăn gì?
1. Nhóm các thực phẩm giàu canxi: hải sản, sữa chua, phô mai,…
Có lẽ bạn đang ngạc nhiên vì thực phẩm giàu canxi lại là câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc trong thực đơn cho người thiếu máu không nên ăn gì. Thế nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đang gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến máu, đặc biệt là thiếu máu cần dung nạp canxi một cách thận trọng.
Về cơ bản, canxi là một trong những chất quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Chúng góp phần củng cố xương, răng và thực hiện một số chức năng thần kinh hoặc đông máu. Canxi sẽ được chỉ định dùng cho bệnh nhân thoái hóa khớp hoặc loãng xương. Thế nhưng hàm lượng canxi lớn lại có khả năng giảm hấp thu sắt trong cơ thể. Đây sẽ là yếu tố bất lợi đối với các bệnh nhân thiếu máu nên các bác sĩ thường ít khuyến khích các món ăn giàu canxi.
Nhìn chung, nếu bạn đang có dấu hiệu của chứng thiếu máu, hãy hạn chế sử dụng phô mai và sữa, tôm, cua biển hoặc một số loại rau như cải ngọt, rau dền,…
2. Nhóm các thực phẩm có tanin: các loại trà, rượu vang, cà phê,…
Loại thực phẩm các bệnh nhân nên kiêng trong thực đơn cho người còn có các loài thực vật chứa hợp chất tanin. Hợp chất này là một dạng polyphenol, thường có nhiệm vụ tạo liên kết cùng protein. Trong đời sống hàng ngày chúng được đánh giá tương đối tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên tác dụng phụ của chất này là dễ dàng tạo phản ứng hoá học với sắt và sinh ra muối khó tan. Chúng sẽ ức chế trực tiếp quá trình tổng hợp và hấp thụ sắt trong cơ thể.
Để các bạn độc giả dễ hình dung hơn thì thực vật chứa tanin tiêu biểu bao gồm lá trà, ngô, nho và cà phê. Như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta nên thận trọng khi dung nạp trà, rượu vang, cà phê hoặc nước, rượu ngô khi gặp tình trạng thiếu máu.
3. Nhóm các thực phẩm có thành phần gluten lớn: bánh mỳ, mì ống,…
Có hai chất được xét là điều kiện cần để cơ thể bắt đầu chu trình tạo ra tế bào hồng cầu cho máu là sắt và axit folic. Tuy nhiên bản thân hai chất này cần thời gian cũng như điều kiện đường ruột thuận lợi thì mới để cơ thể chúng ta hấp thu thành công.
Một trong những thứ có thể cản trở trực tiếp quá trình tạo hồng cầu nêu trên chính là gluten. Gluten khiến thành ruột suy giảm khả năng hấp thụ sắt cùng axit folic. Theo thời gian, hàm lượng gluten vốn có sẽ khiến sắt bị đào thải khỏi cơ thể một cách vô ích và làm tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn.
Khi đưa ra các chỉ định cho bệnh nhân của mình, chuyên gia dinh dưỡng sẽ luôn thông báo thiếu máu không nên ăn gì và có xu hướng nhấn mạnh đến gluten. Trên thực tế, bác sĩ sẽ không yêu cầu chúng ta phải kiêng hoàn toàn chất này vì chúng có trong cả lúa mì và lúa mạch. Thế nhưng bạn sẽ được hướng dẫn cắt giảm bớt các loại thực phẩm như mì ống hoặc ngũ cốc, bánh mì khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình để hạn chế tối đa nguy cơ tiềm ẩn đến từ gluten.
4. Nhóm thực phẩm chứa axit oxalic: khế, củ cải đường, đậu phộng, rau bina,…
Nhóm thực phẩm bệnh nhân thiếu máu thường xuyên lơ là nhất có lẽ chính là nhóm này. Hầu hết mọi người đều nghĩ mình không ăn khế hay rau dền, đậu phộng hàng ngày nên không thể ngay lập tức làm trầm trọng tình trạng thiếu máu được. Tuy nhiên thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
Nhóm axit oxalic là axit hữu cơ và các chuyên gia dinh dưỡng nhận định tác động của nó là rất mạnh vì thế nên kiêng trong thực đơn cho người thiếu máu. Chúng nhanh chóng tìm thấy và phản ứng với canxi có trong máu để tạo ra kết tủa. Dạng kết tủa này sẽ ở lại trong cơ thể, cụ thể là các mạch máu gần tim và làm suy giảm cả sức khỏe máu cũng như hệ tim mạch. Vòng tuần hoàn máu của người bệnh có nguy cơ tắc nghẽn cao hơn so với trước đây và có thể để lại biến chứng nguy hiểm.
5. Thiếu máu không nên ăn gì, uống gì – Rượu bia
Nhiều nghiên cứu y khoa trên thế giới đã khẳng định uống nhiều rượu bia chính là yếu tố khiến tình trạng thiếu máu diễn biến tệ đi. Các lý do khiến chúng trở thành mục ưu tiên trong danh sách thực đơn cho người thiếu máu không nên ăn gì, uống gì là:
-
Uống rượu nhiều sẽ gây tổn thương đến các tế bào hồng cầu có sẵn trong cơ thể.
-
Rượu ức chế quá trình hấp thu folate của cơ thể, mà loại vitamin B này thúc đẩy quá trình tuần hoàn và phân chia hồng cầu một cách tự nhiên. Như vậy rượu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cơ thể sản sinh hồng cầu trong tương lai.
-
Cuối cùng, rượu làm ảnh hưởng mạnh đến gan trong khi cơ quan này là nơi cung cấp sắt cho chúng ta. Thiếu sắt thì tình trạng thiếu máu gần như không thể cải thiện được.
6. Các món ăn được chế biến quá kỹ
Trong thực đơn cho người thiếu máu thường có xu hướng tăng cường bổ sung sắt cho cơ thể thông qua các món ăn có lợi. Hiện nay chúng ta có thể hấp thụ sắt thông qua nhiều nhóm thực phẩm khác nhau như gia cầm, cá hoặc thịt lợn. Thậm chí trứng và các loại hạt cũng cung cấp hàm lượng sắt khá đáng kể.
Tuy nhiên hầu hết mọi người đều mắc sai lầm chung là chế biến các loại thực phẩm này quá kỹ, cụ thể là trên nền nhiệt lớn trong thời gian dài. Nhiệt độ sẽ tự khiến sắt bị phân huỷ dẫn đến việc dù người bệnh có tăng cường thực phẩm thì vẫn không hạn chế chứng thiếu máu được.
Để hấp thụ được tối đa lượng sắt có trong thực phẩm, chúng ta nên ưu tiên các phương pháp làm chín vừa phải như hấp hoặc xào. Đặc biệt, tuyệt đối không nên nấu chung thực phẩm giàu sắt với thực phẩm giàu canxi vì chúng sẽ ức chế lẫn nhau.
Vừa rồi là các tư vấn có liên quan đến vấn đề thiếu máu không nên ăn gì mà Sorella đã giúp các bạn độc giả tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là các thông tin hữu ích giúp các bạn kiểm soát được dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mình tốt hơn. Nếu bạn còn băn khoăn về chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe nói chung,
- Nâng mũi sụn sườn có quy trình như thế nào? 5+ Điều cần biết về nâng mũi sụn sườn
- 5 điều cần biết về xỏ khuyên mũi mà bạn nên lưu ý
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
Hệ thống Sorella Beauty & Spa - Chăm sóc & Trị liệu da chuyên sâu
Hotline: 0902752725
» CS1: Số nhà 6, ngõ 93 Nguyễn Đình Chiểu (ngõ 49 Vân hồ 2 cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội
» CS2: Toà SO2, Solforest, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS3: Park 7-zone B-tầng 5-phòng 0503, Times city, Hà Nội
» CS4: 105 Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
» CS5: Park 2, Aquabay, Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên
» CS6: 55 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Bật mí lợi ích của ánh nắng mặt trời, 2 phương pháp tắm nắng hiệu quả
- 4 cách sử dụng sữa chua không đường trong chăm sóc da – Giải pháp tự nhiên cho làn da hoàn hảo
- Gương mặt tỷ lệ vàng và 5 bài tập để cải thiện độ cân bằng khuôn mặt.
- 5 things about skin care toner pads
- Xem Tử Vi Tuổi Nhâm Thân 1992 Năm 2022 Nam Mạng